Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

DANH MỤC BỆNH DA LIỄU

I.Vẩy nến
  







Bệnh vẩy nến là do sự rối loạn nội tiết tạo nên một màng ngăn bám chặt trên da. Màng bám này sản sinh tế bào nhanh gấp 10 lần so với bình thường rồi chết. Nhưng thay vì mất đi như tế bào chết bình thường thì nó nổi lên thành từng vẩy trắng , khi vảy này bong đlại bên dưới là lớp da non mầu hồng ,

1- Định nghĩa :
Bệnh vẩy nến là do sự rối loạn nội tiết tạo nên một màng ngăn bám chặt trên da. Màng bám này sản sinh tế bào nhanh gấp 10 lần so với bình thường rồi chết. Nhưng thay vì mất đi như tế bào chết bình thường thì nó nổi lên thành từng vẩy trắng. . Bệnh lành tính, thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ tâm lí và những hệ lụy của nó. Nam gặp nhiều hơn nữ, người lớn nhiều hơn trẻ em. Bệnh phát thành từng đợt, có khi tăng giảm theo mùa.
2- Nguyên nhân
Vẩy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì. Cho đến nay vẫn chưa khẳng định rõ ràng nguyên nhân. Nhưng người ta biết chắc chắn 5 yếu tố sau đây làm nên cơ chế sinh bệnh:
+ Di truyền: Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình (cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ); 70% các cặp song sinh cùng mắc. Các nghiên cứu đã chỉ ra : gen gây bện vẩy nến nằm trên nhiễm sắc thể số 6 dưới dạng tiềm ẩn có liên quan đến các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7
+ Nhiễm khuẩn: vẩy nến ở trẻ em, vẩy nến thể giọt người ta phân lập được liên cầu khuẩn ở tổn thương và điều trị kháng sinh thì bệnh thuyên giảm.
+ Stress: Làm bệnh tái phát hoặc đột ngột nặng lên.
+ Thuốc: Bệnh vẩy nến xuất hiện sau khi sử dụng một số thuốc: chẹn beta kéo dài, lithium, đặc biệt sau khi sử dụng corticoit
+ Hiện thượng Kobner: thương tổn mọc lên sau các kích thích cơ học (gãi, chà xát) hoặc các kích thích lí hóa (bệnh nặng nhẹ theo mùa).
3 - Các thể lâm sàng : Vảy nến có nhiều dạng khác nhau
·  Vẩy nến ở da: Trên da có các mảng đỏ ranh giới rõ, phía trên có vẩy dầy màu trắng. Khi chạm vào vùng da bị bệnh thì thấy khô, cứng. Khó xác định hơn nếu thương tổn chỉ có ở đầu do tóc che khuất cho nên cần chú ý: nếu thấy ở đầu tự nhiên thấy gầu nhiều và dầy lên so với trước đây.
·  Vẩy nến ở móng: Móng dầy hoặc có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt móng.
·  Vẩy nến ở khớp: Các khớp bị biến dạng, bệnh nhân khó vận động.
·  Vẩy nến thể mủ: Trên da có các mụn mủ khô và nông.
·  Vẩy nến thể đỏ da toàn thân.
4 - Mô bệnh học
- Thượng bì có dầy sừng và á sừng , lớp sừng rất dày , dày gấp hàng trăm lần so với bình thường , đó là nhiều lớp tế bào á sừng ( là những tế bào sừng non còn tồn tại nhân ) và quá sừng xếp chồng lên nhau
- Lớp gai phía trên nhú bì mỏng chỉ còn 2 -3 lớp tế bào , nhưng ở phần các mầm liên nhú dày tới hàng trăm lớp tế bào , các mầm liên nhú dài ra , nhú bì bị kéo dài lên phía trên và biến dạng hình chuỳ
- Các tế bào lympho và bạch cầu đa nhân trung tính xâm nhập vào lớp gai tạo thành các vi áp xe Munro
- Gián các mao mạch ở chân bì
5 - Điều trị
Có 3 bước tiếp cận là: thuốc bôi tại chỗ, dùng thuốc đường uống (toàn thân) và quang hoá trị liệu. Thông thường các thầy thuốc dùng phối hợp các phương pháp trên. 

- Tại chỗ :
Dùng các loại mỡ, kem, dung dịch với mục đích bong vẩy, tiêu sừng, hạn chế hình thành nhanh chóng vẩy da như:
  • Mỡ Salicyle 5%, 10%
  • Vitamin D3 và dẫn chất
  • Goudron
- Toàn thân
Được chỉ định cho những trường hợp vảy nến thể nặng (đỏ da toàn thân, thể khớp, thể mủ) và phải có sự theo dõi  chặt chẽ của thầy thuốc tại bệnh viện như:
+ Methotrexate: ức chế hệ miễn dịch làm chậm quá trình phân bào. Thuốc có 2 dạng uống và tiêm, không dùng cho người bị bệnh gan, phụ nữ có thai vì thuốc có hại cho tế bào gan và máu, có thể gây quái thai.
+ Retinoid (soriantane, tigason) là một dạng của  vitamin A acid được chỉ định cho các trường hợp vảy nến nặng.
+ Cyclosporine là thuốc ức chế miễn dịch làm chậm quá trình phân bào của tế bào da do vậy nhanh chóng làm sạch vảy, được chỉ định cho các trường hợp nặng, kháng lại các phương pháp điều trị khác. Thuốc gây độc cho thận và gây tăng huyết áp, do vậy bệnh nhân phải được theo dõi điều trị tại bệnh viện.
+ Alefacept (amevie) và etanercept (enbrel) là chế phẩm sinh học cũng có tác dụng rất tốt với bệnh vảy nến.
Quang hoá trị liệu gồm các liệu pháp:
Tắm nắng: Trong ánh nắng có tia cực tím (UV), khi hấp thụ vào da có tác dụng ngăn chặn tiến triển của bệnh, làm giảm viêm, chậm quá trình sừng hoá.
UVB (tia cực tím nhóm B): Liệu pháp này có hiệu quả tốt cho vảy nến  thể nhẹ và thể trung bình và những thương tổn kháng lại liệu pháp tại chỗ. Hiện nay ứng dụng UVB với bước sóng hẹp hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.
PUVA (phối hợp thuốc uống proralen và tia cực tím nhóm A): UVA (tia cực tím nhóm A) có bước sóng dài được hấp thu sâu hơn UVB còn proralen làm cho da tăng nhạy cảm với ánh nắng.
Hiệu quả của  PUVA cao hơn UVB, tuy nhiên liệu pháp này có một số tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi, nóng rát và ngứa. Bệnh nhân sau khi uống proralen nên đeo kính râm và tránh ánh nắng trong 2 ngày. Tuy nhiên nếu điều trị PUVA kéo dài sẽ có nguy cơ ung thư tế bào gai và u hắc sắc tố da. Phối hợp PUVA với uống retinoid hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn.


II.Chàm,tổ đỉa


  Bệnh Eczema ( Chàm tổ đỉa )
Eczema là một loại bệnh ngoài da phổ biến , bệnh có liên quan nhiều đến cơ chế tự miễn ,bệnh diễn biến mạn tính và rất khó chữa 



1- Đinh nghĩa :

Eczema  (  dân gian thường gọi là chàm tổ đỉa )  là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến triển từng đợt hay tái phát, lâm sàng biểu hiện bằng đám mảng đỏ da, mụn n­ước và ngứa. Nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp , do : nội giới, ngoại giới như­ng bao giờ cũng có vai trò thể địa dị ứng. Về mô học có hiện tư­ợng xốp bào ( Spongiosis). Eczema là bệnh ngoài da phổ biến , là bệnh da ngứa điển hình, mạn tính hay tái phát, điều trị còn khó khăn.

2 - Nguyên nhân .   Nguyên nhân phức tạp nhiều khi khó hoặc không phát hiện đ­ược. Có thể do :

+ Nguyên nhân ngoại giới : Các yếu tố vật lý , hoá học, thực vật, sinh vật học đụng chạm vào da gây cảm ứng thành viêm da, eczema ( các chất này gọi là di nguyên ). Ví dụ : ánh sáng, thuốc bôi, tiêm uống, các hoá chất dùng trong công nghiệp, trong gia đình (cao su, kền, crôm, xi măng, sơn...) . Một số bệnh ngoài da gây ngứa ( nấm, ghẻ...) do chà xát, bôi thuốc linh tinh... có thể trở thành eczema thứ phát.
+  Nguyên nhân nội giới : Rối loạn chức phận nội tạng, rối loạn thần kinh, rối loạn nội tiết có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây eczema.
Dù nguyên nhân nội giới hay ngoại giới cũng đều có liên quan đến phản ứng đặc biệt của cơ thể dẫn đến phản ứng dị ứng ,bệnh nhân có thể địa dị ứng .
Theo Halpern, Coombs phản ứng eczema đ­ược xếp vào kiểu mẫn cảm tế bào trì hoãn trong đó có vai trò của các tế bào lymphô mang ký ức kháng nguyên.


3. Triệu chứng .

a - Giai đọan đỏ da: Bệnh bắt đầu bằng trên da xuất hiện vết hoặc đám đỏ, hơi nề, cộm nhẹ, ranh giới không rõ, rất ngứa - trên nền đỏ xung huyết nhìn kỹ thấy có những sẩn tròn lấm tấm nh­ư hạt kê ( thực chất là những mụn nư­ớc đang từ d­ưới đùn lên ) đây là phản ứng đầu tiên của biểu bì.
b -  Giai đoạn mụn nư­ớc ( còn gọi là giai đoạn chảy nư­ớc ): mụn n­ước ngày càng nhiều và xuất hiện trên khắp bề mặt đám tổn thư­ơng, mụn n­ước eczema có các đặc tính sau :
- Mụn n­ước nhỏ bằng đầu tăm, đầu kim 1-2 mm.
- Nông, tự vỡ.
- San sát bên nhau kín khắp bề mặt thư­ơng tổn .
- Đùn từ dư­ới lên hết lớp này đến lớp khác .
Đám tổn thư­ơng bề mặt chi chít các mụn nư­ớc. Mụn n­ước nông, tự vỡ và do ngứa gãi nên đám tổn thư­ơng bị trợt, chảy dịch nên còn gọi là giai đoạn chảy nước, giai đoạn này kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần, các mụn nư­ớc vỡ đi để lại điểm chợt nhỏ như­ châm kim ( còn gọi là giếng eczema của Devergie) nhiều điểm chợt liên kết thành đám mảng trợt , đỏ rỉ dịch , đồng thời dễ nhiễm khuẩn thứ phát có mủ, vẩy tiết..

c - Giai đọan lên da non : giai đoạn này đám tổn thư­ơng giảm viêm, giảm xung huyết , giảm chảy dịch, các vết chợt khô, đóng vẩy, lên da non thành một lớp da nhẵn bóng nh­ư vỏ hành, nền da hơi nhiễm cộm, sẫm mầu hơn.
d - Giai đoạn liken hoá ,hằn cổ trâu:
Eczema tiến triển lâu ngày da càng ngày càng sẫm mầu, tăng nhiễm cộm, bề mặt xù xì thô ráp , sờ nền cứng cộm, các hằn da nổi rõ, ở giữa các hằn da có các sẩn dẹt nh­ư trong bệnh lichen, quá trình này gọi là lichen hoá.Ngứa tồn tại dai dẳng.
- Giai đoạn đỏ da, mụn n­ước , chảy nư­ớc còn gọi là eczema giai đoạn cấp tính.
- Giai đoạn đóng vẩy da, nên da non, khô hơn gọi là eczema bán cấp.
- Giai đoạn lichen hoá , hằn cổ trâu đ­ược gọi là eczema mạn tính.


4. Các thể lâm sàng :


a - Eczema tiếp xúc: ( contact eczema, contact dermatitis).
- Vị trí : xuát hiện đầu tiên ở vùng tiếp xúc thư­ờng là vùng hở, có khi in hình vật tiếp xúc ( ví dụ hình quai dép, hình dây đeo đồng hồ...)
- Tổn th­ương cơ bản : da đỏ xung huyết, có khi đỏ xung huyết mạnh, hơi nề, trên bề mặt có mụn nư­ớc, có khi có bọng nư­ớc, cấp tính trợt ư­ớt, chảy dịch, phù nề. Có thể có hình thái mạn tính, khô, dầy cộm và có vảy da.
- Ngừng tiếp xúc bệnh thuyên giảm, tiếp xúc lại với dị ứng nguyên bệnh tái phát hoặc nặng lên.
- Làm thử ứng da (Skin test) với chất tiếp xúc ( dị ứng nguyên ) th­ường d­ương tính, thư­ờng làm test áp da, test con tem ( Patch test) như­ng không làm khi bệnh đang vư­ợng hay đang điều trị corticoids.
- Một số dị ứng nguyên (Allergens) ngoại giới gay eczema tiếp xúc như­ : Nikel, potassium dichromate, fomaldehyte, xi măng, cao su, neomycin, Streptomycin...
- Eczema tiếp xúc có cơ chế miễn dịch thuộc típ IV tăng mẫn cảm loại hình chậm có vai trò lymphô T khác với viêm da tiếp xúc không dị ứng ( nonallergic) thư­ờng gọi là viêm da tiếp xúc kích ứng ( irritant contact dermatitis) không có cơ chế miễn dịch dị ứng, th­ường do tiếp xúc các chất hoá học có nồng độ cao ( nh­ư axid và kiềm mạnh) và hầu như­ ai tiếp xúc đều bị ở vùng da tiếp xúc đó.
Điều trị :
- Phát hiện dị ứng nguyên tiếp xúc và tránh tiếp xúc với dị ứng nguyên.
- Mỡ corticoids tại chỗ.
- Corticoids uống khi bệnh lan rộng hay tổn th­ương ở mặt, sinh dục, uống vào buổi sáng.

b -  Eczema thể địa , viêm da cơ địa ( Atopic dermatitis) (AD).
Viêm da cơ địa là biểu hiện ngoài da của cơ địa Atopy ( Atopic state, Atopic diathesis), 70 % số bệnh nhân có tiền sử gia đình bị hen, viêm mũi dị ứng, sốt mùa cỏ khô ( hay fever) hoặc eczema. Khoảng 10 % trẻ em cớ một vài dạng biểu hiện của viêm da cơ địa
c - Eczema thể địa tuổi sơ sinh và nhũ nhi , ấu thơ.
(infantile Atopic dermatitis) ( infancy) gặp ở trẻ từ 2 tuần đến 2 tuổi. Thư­ờng gặp ở trẻ bụ bẫm 2-3 tháng tuổi, ban đầu ở má, trán ( hình móng ngựa) , quanh miệng, đầu , sau có thể bị ở cổ, mặt duỗi, thân mình, bẹn. Tổn thư­ơng là dát đỏ, có nhiều mụn nư­ớc trên bề mặt, trợt, chảy dịch mạnh, nhiễm khuẩn thứ phát có mủ, vẩy tiết.
5 -  Điều trị eczema thể địa cần chú ý một số điểm sau :

A - Các phương pháp điều trị truyền thống :
+ Điều trị toàn thân :
   - Tránh các chất gây kích ứng da.
- Giữ nư­ớc cho da dùng cream, mỡ làm ẩm da ( Lacticare...) trong các đợt bệnh ổn định.
- Tắm nư­ớc hơi ấm như­ng không nóng, hạn chế xà phòng.
- Bôi mỡ glucocorticoids.
- Kháng sinh chống tụ cầu vàng khi có bội nhiễm nên dùng erythromycine.
- Kháng histamin tổng hợp.
- Corticoids đ­ường toàn thân ( uống) nên hạn chế dùng, chỉ dùng cho giai đoạn v­ượng bệnh và dùng từng đợt ngắn.
- Với eczema đang trong giai đoạn cấp tính cần nghỉ ngơi, hạn chế chất kích thích ( cà phê, r­ợu...)
- Tránh tiếp xúc với dị ứng nguyên nếu phát hiện đư­ợc .
- Tránh cào gãi chà xát, tránh xà phòng.
- Nếu có nhiễm khuẩn rõ ( sốt, bạch cầu tăng cao, tồn th­ương s­ưng tấy đau, nồi hạch, có mủ vẩy tiết) cho dùng kháng sinh uống 1 đợt 7 - 10 ngày (Tetracyclin,erythromycin)
- Cho thuốc giải cảm, chống ngứa, chống dị ứng: kháng histamin tổng hợp .
Eczema đang v­ượng lan rộng, có ban dị ứng thứ phát có thể chỉ định corticoids uống một đợt nếu không có chống chỉ định
+  Điều trị tại chỗ :
- Đối với eczema cấp tính chảy n­ước, loét trợt, dùng các thuốc dịu da, sát khuẩn, chống ngứa, ráo n­ước như­ đắp gạc dung dịch thuốc tím pha loãng 1/ 4000, nư­ớc muối sinh lý 9 %, Nitrat bạc 0,25 %, Rivanol 1 %o, dung dịch Yarish trong 5- 7 ngày đầu sau đó bôi thuốc màu dung dịch tím Metin 1 % , dung dịch Milian, kết hợp hồ nư­ớc.
- Khi tổn thư­ơng khô cho bôi tiếp dầu kẽm cream, mỡ corticoid + kháng sinh ( cream Synalar, neomycin, cream celestoderm -neomycin....)
- Với eczema mạn tính có thể dùng Gondron, coaltar, mỡ corticoids hoặc mỡ corticoid+ a.salicylic như mỡ diprosalic   



B – Phương pháp mới điều trị rất hiệu quả bệnh Eczema 
( Đề tài  hợp tác giữa Dn Vũ Minh Tuấn  - ĐT 0946 756 804  và     Ds Dương đình Thảo - ĐT 01639429682  )
Điểm cơ bản của  phương pháp này là :
Trên nền tảng sử dụng các thuốc bôi truyền thống  , tùy  theo từng bệnh nhân , từng giai đoạn bệnh cụ thể , tiến hành kết hợp các loại thuốc mỡ bôi , bôi đồng thời các loại thuốc hoặc trộn lẫn đều các loại vào một hỗn dịch để bôi lên chỗ tổn thương . ( Chi tiết cụ thể cho từng loại tổn thương và thuốc áp dụng sẽ đăng ở bài viết sau ) . Đồng thời kết hợp uống thuốc giải cơ địa mẫn cảm : Ketotiphen 1 mg , uống theo từng liều kéo dài 1 tháng , 3 ngày đầu uống 1 viên , các ngày sau uống 2 viên chia làm 2 lần , nghỉ 1 tuần rồi tùy trường hợp có thể uống tiếp  nhiều liều nữa .Phương pháp này tỏ ra rất hiệu quả , đã thu được một số kết quả khả dụng . Nhiều bệnh nhân đã được chữa khỏi bằng phương pháp này

I
III. NẤM DA

1- ĐẠI CƯƠNG
Bệnh nấm da là một bệnh hay gặp , tỷ lệ mắc nấm ngoài da chiểm khoảng 27 % dân số  . Nguyên nhân do sợi nấm ký sinh ở trên da gây nên tổn thương ở da ,  do 3 chủng nấm sau gây nên :
- Epidermophyton ( 2 loài )
- Trichophyton ( 23 loài )
- Microporum ( 18 loài )
Cơ thể con người có sức đề kháng cao đối với sự xâm nhập vi nấm và được hạn chế bởi độ PH của da , thảm vi trùng , sự tái tạo của thượng bì và bong đi của lớp sừng . Chỉ khi nào hàng rào bảo vệ của cơ thể bị phá vỡ , gặp điều kiện thuận lợi da ẩm ướt , chấn thương thượng bì , thiếu vệ sinh ... thì sợi nấm xâm nhập gây bệnh . Các chủng nấm này phát triển thuận lợi ở môi trường nóng ẩm , có nhiều chất dinh dưỡng và trên một cơ thể suy giảm miễn dịch , đặc biệt là suy giảm tế bào TCD4 .Nấm thường gây bệnh trên bề mặt da và những nơi có chất sừng ( keratin ) như da , lông , tóc , móng
Trên lâm sàng , tuỳ từng loại nhiễm nấm khác nhau mà hình ảnh tổn thương trên da có những biều hiện đặc trưng khác nhau
2- ĐIỀU TRỊ
+ Nguyên tắc điều trị :
- Phát hiện sớm , điều trị kịp thời , nhất là ở những nơi ăn ở sinh hoạt tập trung như đơn vị quân đội , trường học , nhà mẫu giáo ...tránh lây lan rộng trong đơn vị rồi mới điều trị , khi nấm lây truyền trong một cộng đồng tập thể thì phải điều trị hàng loạt , kết hợp các biện pháp vệ sinh phòng bệnh , giặt luộc quần áo ....
- Điều trị phải bôi thuốc đúng phác đồ , bôi thuốc đúng nồng độ , đủ thời gian , tránh cạo da trước khi bôi , bôi liên tục , đối với nấm da là 3 - 4 tuần , nấm móng tay từ 3 - 6 tháng
+ Phác đồ điều trị :
- Tại chỗ tổn thương : tuỳ từng trường hợp và vị trí tổn thương mà áp dụng bôi các loại thuốc sau : Dung dịch BSI 1- 3 % , ASA , mỡ Benzosali , kem Fazol , Clotrimasole , Cannesten , Lamisil , Ketoconazol.... Nếu có nhiếm khuẩn thứ phát hoặc viêm da eczema thì phải điều trị kháng sinh chống nhiễm trùng , chống viêm da trước rồi mời bôi thuốc chống nấm như sử dụng : dung dịch thuôốctím 1 / 4000 , nước muối 0,9 % , Riva nol , berberin .....ngâm 3 -4 ngày đồng thời sử dụng kháng sinh tiêm hoặc uống khi nào hết viêm cấp , hết mủ thì mới chuyển sang bôi thuốc nấm
- Toàn thân : Tuỳ trạng thái tổn thương , mức độ bệnh mà áp dụng 1 hoặc phối hợp các loại thuốc kháng nấm sau :
- Nizoral ( Ketocorazon ) 200mg x 1 viên / ngày , thời gian điều trị từ 6 - 12 tháng
- Sporal ( Itraconazon ) 100mg x 2viên ngày , 1 đợt kéo dài 7 ngày , các đợt điều trị cách nhau 1 tháng , có thể uống 3 - 4 đợt
- Griseofulvin 20 mg / kg thể trọng / ngày , thời gian điều trị kéo dài 3 - 4 tuần
 - Lamisil ( Terbinafine ) 250 mg x 1 viên / ngày , thời gian  điều trị kéo dài 6 - 12 tuần
3- MỘT SỐ  BỆNH NẤM DA THƯỜNG GẶP
1- Nấm tóc  ( Cần phân biệt với nấm da đầu , nấm da đầu là sợi nấm ký sinh ở da đầu , nấm tóc là sợi nấm có trong sợi tóc )
- Nguyên nhân :
 Do chủng Trichophyton như : Schoenleinii , tonsurans , mentagrophytes , varietas , mentagrophytes , yaoundei , gourvilii , violaceum, thường gây bệnh ở trẻ em và tuổi dậy thì .
Do chủng Microsporum như : Audouinii , canis , ferrugenum , gypeserum , thường lây từ chó mèo sang người
- Biểu hiện tổn thương : Đám tổn thương to nhỏ khác nhau đường kính từ 1 - 2 cm đến hàng chục cm , da đầu bị bong vảy , tóc bị cắt cụt sát mặt da , chân tóc còn lại bị vẩy trứng vụn bao quanh giống như tóc bị nhúng trong bột mì
- Xét nghiệm : nhổ sợi tóc đem soi dưới kính hiển vi quang học với KOH 10 - 30 % thấy các bào tử nấm màu sáng  xanh lơ như hạt tấm bao quanh sợi tóc hoặc các bào tử nấm nằm trong sợi tóc
- Cần phân biệt với  : viêm da mủ ( chốc da đầu ) , nấm da đầu và á sừng liên cầu trên da đầu
- Điều trị :
Tại chỗ : cắt gọn sạch tóc vùng bị bệnh , nếu có nhiễm trùng thứ phát thì dùng các thuốc diệt khuẩn tại chỗ như Castellani , nitrate 0,25 % sau đó bôi thuốc kháng nấm như  dung dịch BSI 1 - 3 % , ASA 1 -2 % hoặc thuốc mỡ như Clotrimasol , kederfa ....
Toàn thân : Uống Griseofulvin : 20 mg / kg thể trọng / ngày   x 3 -4 tuần  hoặc Nizoral 200 mg x 1 -2 viên / ngày   x 3 - 4 tuần
2- Bệnh nấm da đầu
Nấm da đầu do nấm Trichophyton gây nên. Bệnh khởi phát bằng các nốt sần nhỏ, rải rác trên da đầu. Nền tổn thương có các mảng vẩy mỏng, tóc lành xen kẽ tóc bị cụt gần gốc (do tóc bị nhiễm nấm trở nên cứng và dễ gẫy). Mảng vảy da bong ra khỏi da đầu tạo thành một mảng hói tạm thời. Bệnh này gây ngứa, người bệnh có thể mắc nấm da ở các vị trí khác (bẹn, mông, móng).
Bệnh thường phát sinhdo điều kiện vệ sinh cá nhân kém: mắc bệnh nấm da ở vị trí khác, mồ hôi làm ướt tóc tạo môi trường ẩm ướt thường xuyên. Do tính chất lao động với cường độ cao, sinh nhiều mồ hôi, điều kiện ăn ở tập trung, nhiều khi ở những vùng điều kiện tập trung như đóng quân, sinh viên… vệ sinh cá nhân thấp nên chiến sĩ, sinh viên cần hiểu biết về bệnh nấm da nói chung cũng như nấm da đầu nói riêng để chủ động phòng chống bệnh có hiệu quả.
dai dẳng ở vật dụng bị nhiễm. Bệnh lây trực tiếp từ da, qua da, nhưng cách thường gặp là gián tiếp qua việc dùng chung lược, mũ, gối…với người bệnh.
Để chuẩn đoán, ngoài việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cần làm các xét nghiệm: soi tươi bệnh phẩm là mảng vẩy da đầu hoặc chất bám trên tóc. Nuôi cấy trong môi trường đạm thạch để chẩn đoán xác định loại nấm và có phác đồ điều trị thích hợp.
Điều trị
Đối với các trường hợp nhẹ, gội đầu hàng ngày để loại bỏ tóc rụng, dùng nước gội đầu pha Sulfide selenium hoặc dầu gội Nizoral có tác dụng tốt. Nếu nặng hơn, sau khi gội nên phủ khăn trùm hết tóc (chú ý khi gội đầu không được gãi, cào mạnh gây xây xát da tại chỗ, tạo điều kiện cho bội nhiễm vi khuẩn)
Hoặc cắt hết tóc vùng da đầu bị nấm, bôi thuốc diệt nấm và bạt sừng bong vẩy tại chỗ hàng ngày. Nếu tổn thương bội nhiễm vi khuẩn thì bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ, có thể dùng kháng sinh toàn thân kết hợp.
Uống kháng sinh chống nấm Griseofulvin (biệt dược Gricin) tối thiểu trong 4 tuần.
Phòng bệnh:
- Điều tra phát hiện người mắc bệnh, gửi điều trị chuyên khoa. Cũng cần chú ý phát hiện gia súc nuôi bị bệnh.
- Điều trị sớm, triệt để các bệnh nấm da khác trên cơ thể.
 - Không dùng chung lược, gối, mũ, chậu giặt….với người bị bệnh.
- Chú ý giữ tóc khô, sạch.
3- Bệnh hắc lào :
Nguyên nhân do các chủng nấm sau : Epidermophyton foccosum , Trichophyton Mentagrophytes var , Trichophyton quikeanum , Microporum gypseaum gây nên
4- Bệnh lang ben:
Nguyên nhân do nấm Pityrosporum gây nên
Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 15 - 17 hoặc tới 30 - 40 tuổi , cao tuổi hơn nữa rất ít gặp . Vị trí tổn thương ở 1 /2 trên cơ thể người ( mătj , cổ , ngực , lưng , cánh tay ) , tổn thương là những vết , chấm , mảng loang lổ màu trắng nhạt giống bột phấn hoặc màu hơi hồng , trên mặt da có vảy cám , ngứa khi ra nắng hoặc mồ hôi
Cạo trên bề mặt da chỗ tổn thương soi tìm thấy Pityrosporum ovale
5 - Bệnh nấm móng
Nguyên nhân  do Trichophyton gây nên , vị trí ở bờ tự do hoặc bờ mép xung quanh của các móng , lúc đầu thường chỉ 1 móng sau đó lan ra nhiều móng , móng bị rỗ rồi dày lên và vụn mủn trắng vàng , móng có thể bị teo biến dạng , bệnh thường xuất hiện trên nền của bệnh nấm da khác
 6 - Nấm kẽ chân  ( Nước ăn chân )
 Nguyên nhân do : Trichophyton Mentagrophytes var , Trichophyton Rubrum , Epidermophyton Floccosum gây nên
Bệnh thường xảy ra vào vụ hè , đợt mưa dầm , lội bùn lũ lụt , vị trí thường ở kẽ ngón chân 3 - 4 hoặc các kẽ khác rồi từ đó lan ra mu bàn chân hoặc gan bàn chân  , dễ bị nhiễm trùng mưng mủ , bệnh gây ngứa ngáy khó chịu
Xét nghiệm soi tươi dưới kính hiển vi thấy bào tử đốt hoặc các sợi nấm
Cần phân biệt với : Viêm kẽ chân do liên cầu khuẩn . Viêm kẽ chân do Candida
Điều trị : Bôi các thuốc : BSI , ASA, Nizoral , Cannesten , Kết hợp uống thêm các loại kháng sinh chống nấm nếu các thuốc bôi không thấy hiệu quả


7/ Nấm vẩy rồng: bệnh Tokelau
7.1/Căn nguyên
Do nấm Trichophyton concentricum hay gặp ở miền núi như ở tây Nguyên, Trường Sơn
7.2/ Triệu chứng lâm sàng
- Tổn thương cơ bản:khi nhiễm nấm xuất hiện nhiều vảy da, vảy bám trên nền da bình thường, tổn thương da không viêm, không có mụn nước. Đám da tổn thương có hình tròn đồng tâm, xếp lên nhau như ngói lợp, vảy da mỏng như vỏ khoai tây, một bờ bám vào da, một bờ tự do bay lất phất, tổn thương thường xuất hiện ở lưng, ngực, bụng, cánh tay.
-Triệu chứng cơ năng: ngứa nhiều làm mất ngủ dẫn đến suy nhược thần kinh.
-Tiến triển: không bao giờ tự khỏi, mang tính địa phương, dễ lây lan trong gia đình, cần phải điều trị kịp thời.
- Chẩn đoán cận lâm sàng:cần xét nghiêm vảy da tìm sợi nấm

7.3/ Chẩn đoán phân biệt 
Cần chẩn doán phân biệt với bệnh da vảy cá.

7.4/ Điều trị
Tắm nước xà phòng cho bở vảy bôi cồn BSI 2% hoặc cồn ASA kết hợp bôi mỡ benzosali và uống Griseofulvin 0,25%x4 viên/ngày x 1 tháng, có thể uống Nizoral hoặc Sporal.

 CÁC THUỐC CHỐNG NẤM

1/ Kháng sinh chống nấm nguồn gốc nấm mốc- Griseofulvin
Griseofulvin được sinh tổng hợp từ penicillium griseofulvun. Thuốc có dạng viên, kem. Dạng uống hấp thu tốt sau khi bữa ăn có chất béo.
Cơ chế tác dụng: thuốc ức chế quá trình phân chia của tế bào nấm, có lẽ là làm rối loạn đến quá trình phân cực của vi ống ( microtubule) và tổn thương thoi phân bào ( mitotic). Thuốc có tác dụng diệt nấm, là một kháng sinh điều trị nấm da. Theo các tác giả griseofulvin có tác dụng làm quăn sợi nấm, làm thoái hoá nguyên sinh chất, làm rối loạn hệ thống men của tế bào nấm dẫn đến làm ngừng sự phát triển của nấm.
Phổ tác dụng: có tác dụng với nấm da,không tác dụng với lang ben, candidiasis da và nấm hệ thống. Với nấm móng thuốcc có tác dụng kém. Phổ tác dụng hẹp của griseofulvin được cho là thuốc ngấm kém voà tế bào nám đặc biệt là nấm men như candida.
Tác dụng phụ : hay gặp nhất là đau đầu, hết sau khi ngừng thuốc vài ngày, các tác dụng phụ khác hiếm gặp như buồn nôn, nôn, cảm giác khó chịu ở miệng, đau khớp, đau dây thần kinh ngoại vi, ngủ lịm, lẫn, ngất, nhìn mờ, mất ngủ. Có thể có giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ái kiềm, bạch cầu đơ nhân nhất là khi dùng kéo dài, những thay đổi này sẽ hồi phục sau khi ngừng thuốc.

2/ Nhóm biazole 
Gồm các thuốc như ketoconazole, miconazole, clotrimazole, econazole...
+Ketoconazol
Biệt dược nizoral , dạng viên 200 mg, kem hoặc fungicid viên 200 mg.
Ketoconazol thường được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh nấm da, nấm men và các bệnh hệ thống.
Tác dụng phụ : hay gặp nhất là khó chịu dạ dày, ruột, ban da, viêm gan hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong, viêm gan của ketoconazole rất giống viêm gan do isoniazod ( xuất hiện chủ yếu trong 3 tháng đầu sử dụng thuốc, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá xuất hiện nhanh, vàng da, hoại tử tế bào gan thành mảng, không liên quan đến liều dùng ), ngoài ra có thể gặp khô miệng, ngứa ở da, đau đầu, chóng mặt. Thuốc có tác dụng gây ung thư ( teratogenic) nên không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Tác dụng hormon: thuốc ức chế tiết corticoid và testosterone, tác dụng này phụ thuộc liều dùng và thời gian, thuốc làm giảm khả năng tình dục, giảm hoặc mất tinh trùng, vú to...
Thuốc thường sử dụng ở các dạng kem, bôi tại chỗ và viên uống.

3/ Itraconazol (sporal)
Tác dụng như ketoconazole nhưng ít độc hơn và ít tác dụng hormon hơn. Tác dụng in vitro mạnh hơn 10 lần so với ketoconazole nhưng nồng độ ở máu ngoại vi lại kém hơn ketoconazole 10 lần do đó tác dụng điều trị tương đương, tuy nhiên itraconazole có tác dụng tốt hơn ketoconazole trong các bệnh sporotrichosis,asperrgillosis, cryptococcosis.
Tác dụng phụ : khó chịu ở dạ dày, ruột giảm kali máu, khô da, mệt mỏi, ban da, ngứa, chóng mặt, loạn cảm, bất lực đôi khi xuất hiện.
Thường sử dụng dạng viên 100 mg để uống, có tác dụng toàn thân. Dùng điều trị nấm da, nấm men và các nấm hệ thống khác.

4/ Nystatin (fungicidin, mycostatin, monoral, nystan)
Nystatin được tổng hợp từ loài xạ khuẩn streptomyces noursei. Là thuốc nhóm polyene có cơ chế tác dụng như amphotricin B. Thuốc có tác dụng với nấm men, được chỉ định trong những trường hợp candidiasis da, niêm mạc.
Khi dùng tại chỗ thuốc dung nạp tốt nhưng đôi khi gây tăng mẫn cảm . Không dùng điều trị nấm hệ thống do thuốc không tan trong nước., không hấp thu vào tổ chức và rất độc khi dùng đường tiêm.

5/ Amphotericin B (fungizon)
Amphoterincin B do một loại actinomyces ưa khí, streptomyces nodosus sản sinh ra.Amphotericin B có 7 cầu nối đôi trong phân tử, những cầu nối này làm cho thuốc hấp thu mạnh tia cực tím (UV) , do đó nhậy cảm với ánh sáng. Đây là một loại thuốc rất độc nên gần đây đã có dạng bọc thuố giữa hai lớp phospholipid để làm giảm độc tính.
Phổ tác dụng: thuốc có tác dụng với candidiasis, cryptococcosis, histoplasmosis, blastomycosis, paracoccidiomycosis, coccidiomycosis aspergillosis, sporotrichosis da, mucormycosis, thuốc còn có tác dụng với leishmaniasis thể da- niêm mạc nhưng chỉ dùng trong những trường hợp bệnh kháng với thuốc nhóm antimoan.
Độc tính : các phản ứng có thể chia thành cấp và mạn . Phản ứng cấp tính có thể có sốt, giảm huyết áp, khó thở , rét run, thường giảm 4 giờ sau ngừng thuốc, có thể phòng những phản ứng này bằng cách dùng corticoid ngay khi bắt đầu truyền dịch. Phản ứng mạn tính gồm tăng nitơ máu, giảm kali, magie máu, thiếu máu, toan hoá ống thận, đau đầu, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, giảm cân, đôi khi thấy giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.
Thuốc có dạng tiêm truyền: 1 ống 50 mg ( 50. 000 đơn vị), liều thông thường 0, 25 mg / 1 kg thể trọng. Ngoài ra có dạng viên và dạng mỡ.

6/ Flucytosine
5- fluorocytosine ( flucytosine) là một dânc hất có fluor của pyrimidine, tan trong nước.
Phổ tác dụng: candidiasis, cryptococcosis và các tổn thương chromomycosis nhỏ, thuốc làm tăng các tác dụng của amphotericin B trong điều trị asperrgillus và sporotrichosis ngoại vi.
Cơ chế tác dụng : các nám nhậy cảm thuốc sẽ chuyển hoá 5-fluorocytosine thành 5-fluoracil, sau đó thành 5 - fluorouadylic axit, chất này kết hợp chặt chẽ với RNA hoặc chuyển hoá thành 5- fluorodeoxyuradylic acid moniphosphate, một chất ức chế thymidylate synthetase mạnh, men này có vai trò quan trọng trong sinh tổng hợp DNA.
Thuốc có dạng viên nang ( capsule) 250 hoặc 500 mg, liều khởi đầu ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường là 150 mg/ kg/ ngày.
Tác dụng phụ : khi dùng đơn thuần, tác dụng phụ hiếm gặp, có thể ban dị ứng, buồn nôn, đôi khi gây viêm gan. Khi dùng kết hợp amphotericin B, tỷ lệ có tác dụng phụ lên tới 15-30%, thường gặp giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm sản tuỷ, viêm đại tràng, viêm gan, rối loạn men gan và phosphataza kiềm, bệnh nhân có thể tử vong do nhiễm trùng huyết, xuất huyết nội tạng.

8/ Dung dịch bôi
8.1/ Mỡ Whitfield (còn gọi mỡ Benzosali)
Acid benzoic 6 gam.
Acid salicylic 3 gam.
Vaselin vừa đủ 100 gam.
Có tác dụng bong sừng, diệt nấm.

8.2/ Dung dịch BSI 1-3%
Acid benzoic 1-3 gam.
Acid salicylic 1-3 gam.
Iod tinh khiết 1-3 gam.
Cồn 700 vừa đủ 100 gam

8.3/ Dung dịch ASA 
Arpirin 10 gam
Salicylate Natri 8,8 gam
Cồn 700 vừa đủ 100 gam
                      V.Lang ben
Lang ben là một bệnh nhiễm nấm, nông. Bệnh gây ra do một loại vi nấm có tên khoa học là Pityrosporum orbiculaire, bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi.----------------
Lang ben là một bệnh nhiễm nấm, nông, không triệu chứng và kéo dài dai dẳng. Bệnh gây ra do một loại vi nấm có tên khoa học là Pityrosporum orbiculaire. Bệnh có khắp nơi trên thế giới, nhiều nhất ở miền nhiệt đới, ở nước ta, bệnh nhiều ở mùa nóng, bệnh ít vào mùa mưa, bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi.

Bệnh xuất hiện là do kết quả của sự thay đổi sức chống đỡ của cơ thể đối với vi nấm. Bệnh gây trở ngại trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày. Bệnh lây trực tiếp từ người này qua người khác hay lây qua đồ dùng cá nhân như khăn, quần áo, mùng, mền, chiếu, gối v.v...

Bệnh lang ben thường biểu hiện như sau

* Vùng phơi ra ánh sáng: là một đốm hay một mảng có màu trắng.

* Vùng không phơi ra ánh sáng: đốm hay mảng có màu cà phê sữa, màu hồng, màu nâu, màu đất. Vì thế bệnh lang ben còn có tên bệnh nấm nhiều màu (TINEA versicolor). Trên bề mặt của sang thương có vảy mịn, cạo ra như phấn.

- Vị trí bệnh lang ben thường được tìm thấy đầu tiên ở 1 /2 trên của thân mình. Sang thương ở mặt: trẻ con nhiều hơn người lớn, người nữ nhiều hơn người nam.

- Bệnh lang ben không ngứa hay ngứa ít, nhưng khi ra nắng, đổ mồ hôi thì ngứa nhiều.

- Bệnh lang ben dễ nhầm lẫn với bệnh phong, bệnh bạch biến vì thế bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán đúng.

Điều trị

Nếu những đốm nhỏ và ít, ta có thể dùng thuốc thoa tại chỗ như Antimycose, BSI, ASA có hiệu quả nhưng đôi khi bệnh nhân khó chịu vì đau rát và tróc da. Để tránh khó chịu và đau rát, bệnh nhân có thể thoa kem Nizoral trong 3 tuần thì đạt được kết quả khả quan. Trường hợp có nhiều đốm lang ben xa nhau dùng thuốc thoa dễ bỏ sót vì vậy chúng ta nên dùng thuốc uống.

* Nizoral (Ketoconazol) viên 200mg, ngày uống 1 viên trong 10 ngày.

* Sporal (Itraconazole) viên 100mg, ngày uống 2 viên trong 7 ngày.

Hai thuốc trên uống sau khi ăn. Khi dùng thuốc uống cần có sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu.

Điều trị bệnh lang ben phải điều trị mọi người trong gia đình. Quần, áo, mùng, mền nên thay đổi thường xuyên. Giặt giũ đồ dùng cá nhân nên giặt bằng nước nóng. Không nên mặc quần áo ẩm ướt.

- Đề phòng bệnh phát trở lại, sau khi điều trị bệnh nhân nên tắm ngày một lần với dầu gội Nizoral (Nizoral sampoo) trong năm ngày liên tiếp.
6.Bớt tăng sắc tố
ng gặp  -  Bớt tăng hắc tố
Bớt tăng sắc tố - một bệnh da hay gặp với biểu hiện là các bớt màu xanh đen, nâu hay nâu đen; có thể xuất hiện ở bất cứ chỗ nào trên da ---------------


Bớt tăng sắc tố
Bớt tăng sắc tố - một bệnh da hay gặp với biểu hiện là các bớt màu xanh đen, nâu hay nâu đen; có thể xuất hiện ở bất cứ chỗ nào trên da
Nguyên nhân của bệnh
Có thể là bẩm sinh hay di truyền. Bệnh lành tính, có thể xuất hiện khi mới đẻ hay khi còn là trẻ nhỏ, cũng có khi qua tuổi dậy thì thậm chí một số trường hợp trung niên mới xuất hiện tổn thương ban đầu. Các dát sắc tố có khi tồn tại trong suốt cuộc đời, cũng có khi chỉ tồn tại một vài năm rồi mất đi như bớt Mông Cổ.
Thông thường tổn thương không ngứa, bằng phẳng với mặt da, nhưng đôi khi tổn thương tăng đậm sắc tố, sùi lên và trên bề mặt có nhiều lông. Màu sắc tổn thương cũng có khi đồng nhất, nhưng đôi lúc nhiều màu sắc như màu đen, nâu đen hay xanh đen,… Tuy bệnh phần lớn là lành tính nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Tùy theo kích thước, vị trí tổn thương mà ảnh hưởng nhiều hay ít, gây cho bệnh nhân sự lo lắng, mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Giải pháp điều trị
Có nhiều cách khác nhau, tùy theo vị trí, kích thước của tổn thương mà thầy thuốc tư vấn cho bệnh nhân lựa chọn giải pháp nào cho phù hợp cả về thẩm mỹ, chức năng cũng như điều kiện kinh tế:
- Nếu tổn thương nhỏ, mờ, ở vị trí kín không ảnh hưởng đến thẩm mỹ chỉ cần giải thích cho bệnh nhân yên tâm mà không cần can thiệp gì. Nhưng cũng với tổn thương đó nếu ở vị trí vùng hở, đặc biệt là ở mặt, bệnh nhân có nhu cầu chữa trị thì thầy thuốc cân nhắc có thể cho điều trị nội khoa làm giảm sắc tố bằng các thuốc bôi như kem chống nắng, kem giảm sắc tố da có chứa Hydroquinon, Acid azeleic, Leucodinin,... hay đơn thuần chỉ cần kem trang điểm bôi cho mờ vết bớt sắc tố khi giao tiếp.
- Còn những tổn thương quá lớn, đậm màu, sùi lên hoặc mọc nhiều lông thì có thể phải làm phẫu thuật thẩm mỹ, cắt bỏ ghép vạt da. Tuy nhiên biện pháp này phức tạp, đau đớn, tốn kém và cũng không phải lúc nào cũng thành công mỹ mãn như ý muốn của người bệnh. Chính vì vậy trước khi làm phẫu thuật phải tư vấn cho bệnh nhân về mọi khía cạnh để bệnh nhân hiểu những rủi ro cũng như chi phí và các kết quả khác có thể có của cuộc phẫu thuật.
-  Một phương pháp khác là dựng Laser YAG hoặc hồng ngoại để điều trị, tuy nhiên đây là một giải pháp không phải là triệt để, chỉ làm giảm hoặc mất một phần sắc tố nhưng cũng hay gây ra các tác dụng không mong muốn, mà hay gặp là hiện tượng pháo hoa, da chỗ trắng chỗ đen. Chính vì vậy trước khi lựa chọn giải pháp này cũng cần tư vấn cho bệnh nhân.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét