Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

TỔNG HỢP CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA LƯƠNG Y NHÂN DÂN LÂM TUỆ PHƯƠNG VÀ ĐỒNG NGHIỆP



 I.ĐỀ ÁN:     DA LIỄU TỔNG QUAN

Đại Cương

Bệnh ngoài da là những bệnh của da và các cơ quan trực thuộc da, là phần quan trọng của bệnh ngoại khoa Đông y.
Những y văn ngày trước về bệnh ngoài da đã để lại cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu về nguyên nhân bệnh lý, triệu chứng và điều trị bệnh ngoài da rất đáng được cho chúng ta quan tâm thừa kế nghiên cứu và phát huy.
Chức Năng Sinh Lý Của Da
Da là lớp bọc ngoài cơ thể, diện tích ở người lớn khoảng 1,5 - 2m2, chiều dày từ 0,05 - 0 09mm (mi mắt) đến 0,5 - O,8mm (lòng bàn tay, chân), trọng lượng của da chiếm khoảng 5% trọng lượng cơ thể, nếu tính cả lớp mỡ dưới da thì lên tới 16 - 18% trọng lượng cơ thể, là cơ quan lớn nhất của cơ thể. Da gom có 3 lớp: lớp biểu bì (thượng bì), lớp chân bì (trung bì) và lớp mỡ dưới da (hạ bì).

1 - Biểu bì.

Có 5 lớp là lớp đáy (lớp cơ bản sinh sản ra tế bào biểu bì), lớp gai, lớp hạt, lớp sáng và lớp sừng. Ở da lòng bàn tay chân có cả 5 lớp này, còn da mặt ngực, mặt trong các chi lớp sừng không rõ, còn lớp hạt chỉ thành một lớp đôi khi gián đoạn giữa các tế bào. ở biểu bì có nhiều tận cùng thần kinh, không có mạch máu, tế bào được nuôi dường bằng dịch lympho qua các khe gian bào. Tế bào biểu bì có tên chung là tế bào
sừng (keratillocyte) và chúng phát triển theo dạng sừng hóa từ bề sâu lên bề mặt. Tế bào lớp đáy phát triển bằng gián phân và là tiền thân của tế bào lớp trên. Ngoài ra còn có các hắc bào (metanocyte) sản xuất ra hắc tố (melanin). Da trung bình 1mm2 có 1155 hắc bào và các tế bào langerhan có nhiệm vụ thanh trừ các chất biến dị từ lớp sừng và chân bì có vai trò làm chậm lại các phản ứng quá mẫn của da.
2 - Chân bì : ở vị trí giữa biểu bì và lớp mỡ dưới da, chia làm hai lớp: lớp nhũ và lớp lưới chân bì là một tổ chức liên kết gồm các sợi keo, sợi đàn hồi và sợi lưới tạo thành. Lớp nhũ liên kết với biểu bì hình thành đường nhũ có nhiều mạch mao quản và sợi tận cùng thần kinh. Lớp lưới nằm dưới lớp nhũ có những bó sợi liên kết to dày đặc làm cho da có tính đàn hồi tốt.
3 - Lớp mỡ dưới da: ở ngay dưới chân bì gồm nhiều tế bào mỡ chia thành những lá nhỏ do tổ chức liên kết lưới bao bọc. Lớp này có tác dụng chống tán nhiệt, dự trữ năng lượng, chống va chạm cơ giới và tham gia chuyển hóa mỡ.
4 - Các tổ chức thuộc da gồm:
a - Tuyến mồ hôi: có 2 loại: tuyến mồ hôi to và tuyến mồ hôi nhỏ. Tuyến mồ hôi nhỏ có khắp cơ thể, còn tuyến mồ hôi to chỉ có ở vùng nách, quanh hậu môn, tiền âm và lỗ tai ngoài.
b - Tuyến mỡ da: đổ ra nang lông, bài tiết mỡ da làm nhuận da lông, ở tuổi dậy thì tuyến hoạt động mạnh, đến lúc cao tuổi thì chức năng suy giảm.
c- Lông tóc: khắp da trên cơ thể (trừ một số vùng như lòng bàn tay, chân, môi, qui đầu, bao hành, âm vật, mép nhỏ, mặt trong môi lớn...) đều có lông. Lông được chia làm 3 loại: lông dài như tóc, râu cằm, râu mép, lông nách, lông mu. Lông cứng như lông mày, lông mũi, lông mi. Lông tơ như lông ở mặt, thân mình, tay chân. Tốc độ mọc tóc nhanh chậm tùy theo trạng thái sức khỏe, tinh thần, nội tiết, tình hình dinh dưỡng...
Tóc của chúng ta mỗi ngày dài thêm chừng 0,37mm. Đời sống của lông tóc từ vài tháng đến 4 năm hoặc hơn. Bình thường ở người lớn mỗi ngày rụng 30 đến 100 sợi tóc.
d - Móng: móng được tạo ra do các tế bào đã sừng hóa chèn cái nọ lên cái kia thành một bản sừng nằm trên mặt lưng của đốt cuối ngón tay và chân, đoạn cuối phía sau và 2 bên móng có lớp da phủ. Mỗi ngày móng dài ra 0,1mm. Ngoài ra, da còn có nhiều mạch máu, mạch bạch huyết, dây thần kinh và cơ. Chức năng của da chủ yếu là: tham gia vào việc giữ sự cân bằng giũa nội môi và môi trường sống, có vai trò bảo vệ, điều tiết thân nhiệt, nội tiết và bài tiết, về cảm giác sờ mó, nóng lạnh và đau, hô hấp, chuyển hóa và miễn dịch v.v...

Nguyên Nhân Bệnh Lý Bệnh Ngoài Da Theo Đông Y

Những nguyên nhân gây bệnh ngoài da thường gặp gồm có:
1 - Phong: theo Đông y, phong là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất, nhiều bệnh ngoài da có liên quan mật thiết với phong tà. Phàm những người cơ thể yếu, chức năng phòng vệ bên ngoài yếu, phong tà xâm nhập gây dinh vệ mất điều hòa, khí huyết lưu thông trở ngại, da cơ mất sự dinh dưỡng sinh những nốt sần ngứa, ban đỏ, da khô, mụn cóc. Phong tà gây bệnh ngoài da có đặc điểm là phát bệnh nhanh, di chuyển, mất đi nhanh, dễ lan toàn thân, ngứa,... thường kết hợp với các tà khí khác gây các chứng phong hàn, phong nhiệt, phong thấp...
2 - Thấp: có ngoại thấp và nội thấp, bệnh ngoài da thường do ngoại thấp như những người sống và làm việc nơi ẩm thấp, tỳ thấp cũng dễ sinh bệnh. Thấp là âm tà nên có tính nặng trọc, phát sinh ở phần dưới cơ thể gây bệnh thường phát sinh ở da các bàn chân, thủy bào, dễ lở loét, lâu khỏi, chán ăn, bụng đầy, rêu lười dày, mạch Nhu Hoạt.
3 - Nhiệt: nhiệt thuộc dương tà, các chứng ngoại cảm nhiệt tà hoặc tạng phủ thực nhiệt tiết ra ngoài da đều có thể sinh bệnh. Bệnh ngoài da thuộc nhiệt thường có triệu chứng như sưng nóng đỏ, ngứa, đau... kèm theo nóng, bứt rứt, khát nước, táo bón, tiểu vàng, đậm, lười đỏ rêu vàng, mạch Sác.
4 - Trùng: do trùng thú trực tiếp cắn, do độc tố gây bệnh hoặc do dị ứng của cơ thể, đối với trùng thú cắn có thể lây truyền. Có thể có triệu chứng sưng đau, ngứa, nóng đỏ tại chỗ hoặc có triệu chứng toàn thân nặng nhẹ tùy theo loại côn trùng.
5 - Độc: thường gặp có các loại độc của thuốc, thức ăn, trùng độc, tiếp xúc chất độc. Thường có lịch sử uống thuốc, tiếp xúc ăn uống. Thường phát bệnh đột ngột, có các triệu chứng tại chỗ như sưng nóng đỏ, đau, ngứa, nổi sần, ban đỏ, mụn nhóc và triệu chứng toàn thân nặng nhẹ tùy theo loại độc và mức độ nhiễm độc.
6 - Huyết Ứ: phần lớn do can khí uất kết hoặc ngoại tà xâm nhập gây khí cơ rối loạn, khí huyết ứ trệ. Triệu chứng lâm sàng thường có điểm hoặc ban ứ huyết, sắc da vùng bệnh đỏ tối hoặc xanh tía, hoặc vùng da tổn thương dày lên, có nốt cục, lười đỏ tối, có điểm ứ huyết, mạch Huyền Sác.
7 - Huyết Hư Phong Táo: phần lớn do mắc bệnh lâu ngày hoặc tỳ vị hư nhược sinh huyết hư không đủ nuôi dường ~ da, thường gặp ở các bệnh ngoài da mạn tính; do huyết hư không nuôi dưỡng can, can âm hư, can dường thịnh tiết ra ngoài da sinh bệnh. Bệnh ngoài da do huyết hư, phong táo có đặc điểm là bệnh kéo dài, da khô hoặc dày lên, nứt nẻ, da xù xì không tươi nhuận, tróc vảy, ngứa, thường kèm theo hoa
mắt, chóng mặt, sắc mặt tái nhợt, hoặc suất âm ỉ kéo dài, ngày nhẹ đêm nặng, hoặc nặng nhẹ thay đổi theo trạng thái tinh thần, người bứt rứt, dễ gắt gỏng, miệng đắng, họng khô, lưới đỏ, rêu vàng, mạch Huyền Sác (là chứng huyết hư, can vượng).
8 - Can Thận Bất Túc: một số bệnh ngoài da phát sinh do can thận bất túc, như huyết hư không nuôi dưỡng can, móng không được tươi nhuận, chân móng dày lên, khô táo Can hư huyết táo, can không nhuận dễ sinh mụn cóc, mụn cơm. Can kinh uất hỏa huyết ứ sinh mụn huyết, thận tinh bất túc, tóc không được nuôi dưỡng nên dễ rụng. Trường hợp bệnh ngoài da kèm theo các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, ù tai, má đỏ, lưng gối đau mỏi, mất ngủ nhiều, mộng tinh, di tinh, mồ hôi trộm, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác là chứng can thận âm hư. Trường hợp sắc mặt tái nhợt, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưng gối mỏi, chóng mặt, ù tai, liệt dương, lưỡi bệu, có dấu răng, mạch Trầm Tế là chứng thận dương hư.
- Quan Hệ Với Kinh Lạc: Bệnh ngoài da phát sinh ở phần trên cơ thể và đầu mặt, là 3 kinh cùng mắc bệnh, phần lớn do phong nhiệt, phong thấp, bệnh phát ở phần giữa cơ thể là kinh can đởm mắc bệnh, phần lớn do khí trệ, hỏa uất, thấp nhiệt; bệnh. phát ở phần dưới cơ thể là kinh thái âm mắc bệnh, phần lớn do thấp nhiệt, hàn thấp. Nếu phát ' bệnh ở mũi, phần lớn có quan hệ với kinh phế, nếu phát sinh ở mạn sườn, phần lớn có quan hệ với kinh can; bệnh phát ở vùng hội âm, có quan hệ với 2 kinh can thận; nếu là phát ở mặt môi, phần lớn có quan hệ với tỳ.
Tóm lại, phát sinh bệnh ngoài da không chỉ một nguyên nhân mà thường do 2 hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp như phong hàn, phong thấp hoặc phong thấp nhiệt hoặc tỳ hư sinh thấp, can đởm thấp nhiệt. Đồng thời bệnh ngoài da cũng liên quan mật thiết với trạng thái tinh thần, chế độ ăn uống, nghề nghiệp, khí hậu và tính lây truyền của độc tà (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,...) cho nên trong chẩn đoán và điều trị cần chú ý xem xét toàn diện.

Triệu Chứng

Da là một bộ phận của cơ thể, có quan hệ mật thiết với các tạng phủ, khí huyết, cho nên biện chứng bệnh ngoài da cũng phải có quan điểm chỉnh thể, phải coi trọng việc khám toàn thân mà không thể chỉ chú ý phần cục bộ.
1 - Những triệu chứng thường gặp của bệnh ngoài da:
+ Triệu Chứng Chủ Quan: là những triệu chứng mà bệnh nhân tự cảm nhận gồm có:
Triệu chứng tại chỗ: thường có ngứa, đau nóng, tê và cảm giác kiến bò trong đó ngứa là triệu chứng hay gặp nhất.
Do bệnh nhân cơ thề mỗi người mỗi khác, tính chất và mức độ nặng nhẹ của bệnh, trạng thái tinh thần và sức khỏe mỗi người có khác nên biểu hiện của triệu chứng cũng rất khác. Thí dụ: chứng herpes zoster ở người cao tuổi thì rất đau nhưng ở trẻ nhỏ thì không nhất thiết là có đau. Ngay đối với chứng ngứa của cùng một bệnh, mỗi người cũng có sự cảm nhận khác nhau, đối với người này thì chỉ ngứa ít nhưng với người khác thì rất ngứa.
Triệu chứng toàn thân: có thể phát sốt, sợ lạnh, đau các khớp hoặc xuất hiện một số triệu chứng của các tạng phủ.
b - Triệu Chứng Khách Quan: là những triệu chứng sờ thấy và nhìn thấy, gồm có 2 loại: nguyên phát và thứ phát.
Loại tổn thương nguyên phát có ban chẩn, sần chẩn, mụn nước, bọng nước, mụn mủ, nốt cục, sưng phù... Loại tổn thương thứ phát như tróc vảy, đóng vảy, loét do gãi, nứt nẻ, chàm hóa, đọng sắc tố thành sẹo...
- Loại Tổn Thương Nguyên Phát:
Ban Chẩn: sắc da thay đổi, không lồi, không lõm, đường kính khoảng 3 - 4cm cũng gọi là dát. Nếu có ban đỏ thuộc nhiệt, ấn nhẹ mất đi là huyết nhiệt, nếu không mất là huyết nhiệt hoặc huyết ứ, màu đỏ tím là nhiệt độc thịnh, màu tím đen là huyết ứ ngưng trệ, ban trắng là khí trệ hoặc huyết hư.
Sẩn Chẩn (Khâu chẩn): mẩn nổi lên ở da thành hạt nhỏ dưới 0,5cm, mẩn đỏ cấp tính là huyết nhiệt hoặc phong nhiệt, chứng mạn tính, sắc da không đổi hoặc đậm màu là khí trệ huyết ứ.
Khối U (củ) to nhỏ không đều, nổi lên ở mặt da hoặc chìm trong đám tổn thương ranh giới rõ, to nhỏ lớn hơn 0,5cm, sâu hơn sẩn chẩn. Thường do đờm thấp kết tụ hoặc khí huyết ứ trệ.
Bào Chẩn : là tổn thường nang có nước loại to gọi là bọng nước, loại nhỏ là mụn nước hay thủy bào, nếu chất dịch là máu gọi là huyết bào. Bào chẩn phần lớn thuộc thấp; nếu kèm ban do thuộc thấp nhiệt hoặc nhiệt độc huyết bào thuộc huyết nhiệt, nếu sắc tím thuộc nhiệt độc thịnh.
Bào Mủ: trong nang có nước mủ đục, thường quanh có viền đỏ, mủ vỡ thành loét hoặc đóng vẩy mủ; thường gặp ở bệnh ngoài da làm mủ.
Sưng Phù: phù nổi gồ lên mặt da đột ngột và mất đi nhanh, nếu mầu trắng thuộc phong hàn, nếu là mưầu đỏ thuộc phong nhiệt.
- Loại Tổn Thương Da Thứ Phát:
+ Vẩy Da: do lớp sừng hoặc lớp nông của thượng bì bong ra nhiều. Vảy da có thể mịn như phấn, cám (lang ben), thành từng mảng rộng (vẩy nến, đỏ da, dị ứng thuốc). Vảy da trong bệnh ngoài da cấp tính là do hư nhiệt chưa hết, trường hợp bệnh mạn tính là do huyết hư, phong táo, da thiếu dinh dường.
+ Vẩy Tiết: do dịch thấm, máu hoặc mủ kết đọng và khô đi trên vùng da tổn thương mà thành; nếu là vảy mủ do nhiệt độc chưa hết, nếu là vảy huyết do huyết nhiệt (hay xuất huyết), nếu là vảy dịch do thấp nhiệt.
+ Loét: do phần da đến trung bì hoặc hạ bì bị mất, tổn thương, thường do vết nhiễm khuẩn da phát triển thành. Miệng, bờ thành, đáy chiều sâu khác nhau tùy tổn thương lớn nhỏ, lúc khỏi thường để lại sẹo. Trên vết loét, nếu dịch tiết trong thuộc về thấp, dịch vàng thuộc thấp nhiệt.
+ Trầy Xước: thành đường vết do xây xát, do ngứa gãi thì trên có lẫn máu, thường do phong nhiệt hoặc do huyết hư phong táo.
+ Nứt Nẻ: thành đường thành vệt thường gặp ở ngón tay, gót chân, rớm dịch hoặc rớm máu hoặc khô; thường do huyết hư phong táo.
+ Kết Tụ Sắc Tố: thường phát sinh vào thời kỳ cuối của bệnh ngoài da mạn tính; mầu da thường biến thành nâu, nâu sạm hoặc nâu đen, thường do khí huyết mất điều hòa hoặc thận hư.
+ Vết Hằn Cổ Trâu (Liken hóa): da dày cộm, sẫm màu, các làn da nổi rõ, giữa các làn da có sần dẹt bóng như sần của bệnh liken, ngứa nhiều thường gặp ở những bệnh ngoài da ngứa mạn tính (eczema, viêm da thần kinh) do gãi nhiều. Phần lớn thuộc chứng huyết hư phong táo.
+ Sẹo: do loét sâu khi lành hình thành của tổ chức liên kết mới sinh, không có tính đàn hồi, có thể phân làm 2 loại: sẹo lồi tăng sinh, bề mặt đỏ, có loại sẹo lõm da teo, mặt bóng, mầu trắng. Tất cả các loại sẹo đều do khí huyết ngưng trệ.
2 - Tính Chất Của Bệnh Ngoài Da: Theo tính chất của bệnh ngoài da, có thể phân làm 2 loại:
+ Bệnh Ngoài Da Cấp Tính: phần lớn phát bệnh cấp, biểu hiện tổn thương ngoài da thường là nóng đỏ, sần chẩn, mụn mủ, loét, chảy nước. Nguyên nhân phần lớn do phong, thấp, nhiệt, trùng độc, chủ yếu là chứng thực, có quan hệ nhiều nhất với các tạng tâm tỳ phế.
+ Bệnh Ngoài Da Mạn Tính: bệnh bắt đầu chậm, biểu hiện ngoài da thường là khô táo, kết vảy, nứt nẻ, chàm hóa, sắc tố kết tụ, rụng tóc, móng có tổn thương. Đa số do huyết hư, phong, táo, can thận bất túc, hoặc mạch Xung, Nhâm không điều hoà.
Trên lâm sàng, có khi có những triệu chứng của nhiều loại cùng lúc xuất hiện như vừa ngứa (do phong), sưng đau (do nhiệt) và chảy nước vàng (do thấp)... cần linh hoạt chẩn đoán để tìm phương hướng điều trị cho thích hợp.
Khi điều trị, phải căn cứ vào các giai đoạn bệnh và tình trạng, diễn tiến của bệnh để trị. Thí dụ: Bệnh viêm nhiễm lâu ngày, có thể gây chứng âm hư, huyết táo, lúc đầu, cần dùng thuốc thanh nhiệt, sau đó chuyển sang dùng thuốc dưỡng âm, nhuận huyết để trị. Bệnh mạn tính mà lại bị bội nhiễm thì trước hết phải dùng thuốc thanh nhiệt giải độc (trị ngọn) trước rồi mới dùng dưỡng âm, nhuận Phế (trị bản).

Điều Trị Bệnh Ngoài Da

Phương Pháp Điều Trị Nội Khoa
+ Sơ Phong Tán Hàn: dùng trị chứng phong hàn hư như mề đay, lupút ban đỏ,... bài thuốc thường dùng có: Ma Hoàng Quế Chi Các Bán Thang (Ma hoàng, Quế chi, Bạch thược, Sinh khương, Đại táo, Cam thảo, Hạnh nhân), Kinh Phòng Bại Độc Tán (Kinh giới, Phòng phong, Sài hồ, Tiền hồ, Khương hoạt, Độc hoạt, Chỉ xác, Phục linh, Cát cánh, Xuyên khung, Bạc hà, Cam thảo).
+ Sơ Phong Thanh Nhiệt: dùng trị chứng phong nhiệt như phong nhiệt sang, thấp sang,... bài thuốc thường dùng có Tiêu Phong Tán (Đương qui, Sinh địa, Phòng phong, Thuyền thoái, Tri mẫu, Khổ sâm, Hồ ma nhân, Kinh giới, Thương truật, Ngưu bàng tử, Thạch cao, Mộc thông, Cam thảo), Sơ Phong Thanh Nhiệt Ẩm (Kinh giới, Phòng phong, Ngưu bàng, Bạch tật lê, Thuyền thoái, Sinh địa, Đơn sâm, Xích thược, Sơn chi, Hoàng cầm, Ngân hoa, Liên kiều, Sinh cam thảo).
+ Thanh Nhiệt Lợi Thấp: dùng trị chứng thấp nhiệt hoặc thử thấp như chàm lở chảy nước (thấp sang), nhọt có mủ (nùng bào sang). Bài thuốc thường dùng có Nhân Trần Cao Thang (Nhân trần, Sơn chi tử), Long Đởm Tả Can Thang (Long đởm thảo, Chi tử, Sài hồ, Hoàng cầm, Sinh địa, Trạch tả, Đương qui, Xa tiền tử, Mộc thông, Cam thảo), Tỳ Giải Thấm Thấp Thang (Tỳ giải, Ý dĩ, Hoàng bá, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả, Hoạt thạch, Thông thảo).
+ Lương Huyết Giải Độc: dùng trị chứng nhiệt độc hoặc huyết nhiệt như chứng viêm da do dị ứng thuốc, vảy nến, tử ban,... Bài thuốc thường dùng có Hoàng Liên Giải Độc Thang (Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm, Chi tử), Ngũ Vị Tiêu Độc Ẩm (Ngân hoa, Cúc hoa, Tử hoa địa dinh, Thiên quỳ tử, Bồ công anh), Tê Giác Địa Hoàng Thang (Quảng tê giác, Sinh địa, Xích thược, Đơn bì), Thanh Dinh Thang (Tê giác, Sinh địa, Huyền sâm, Trúc diệp, Kim ngân hoa, Liên kiều, Hoàng liên, Đan sâm, Mạch đông).
+ Hoạt Huyết Hóa Ứ: dùng trị chứng khí trệ huyết ứ như chứng hồng ban cục, xơ ứưng bì,... bài thuốc thường dùng có Đào Hồng Tứ Vật Thang (Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Bạch thược, Sinh địa, Xuyên khung), Huyết Phủ Trục Ứ Thang (Đương quy, Sinh địa, Xích thược, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Chỉ xác, Sài hồ, Cát cánh, Ngưu tất).
+ Trấn Can Tức Phong: dùng trị chứng huyết hư, can vượng như chứng ngứa ở người cao tuổi, chứng mụn cơm (mụn cóc), bệnh ngoài da gây đau dây thần kinh như zona... Bài thuốc thường dùng có Thiên Ma Câu Đằng Ẩm (Thiên ma, Câu đằng, Thạch quyết minh, Chi tử, Hoàng cầm, Xuyên ngưu tất, Đỗ trọng, ích mẫu thảo, Tang ký sinh, Dạ giao đằng, Phục linh).
+ Dưỡng Huyết Nhuận Táo: dùng trị chứng huyết hư phong táo như chứng viêm da thần kinh (Ngưu bì tiên), Chàm mạn tính,... Bài thuốc thường dùng Đương Quy Ẩm Tử (Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Sinh địa, Phòng phong, Bạch tật lê, Kinh giới, Hà thủ ô, Hoàng kỳ, Cam tháo), Tứ Vật Thang Gia Vị…
h - Tư âm giáng hóa: dùng trị chứng can thận âm hư hỏa vượng như chứng luput ban đỏ rải rác, xơ cứng bì... Bài thuốc thường dùng Lục Vị Địa Hoàng Hoàn, Tri Bá Địa Hoàng Hoàn.
+ Ôn Thận Tráng Dương: dùng trị chứng tỳ vị thận dùng hư như chứng xơ cứng bì, luput ban đỏ rải rác,... Bài thuốc thường dùng Quế Phụ Bát Vị Hoàn (Quế nhục, Phụ tử, Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Đơn bì, Bạch linh, Trạch tả), Nhị Tiên Thang (Tiên mao, Tiên linh tỳ, Đương quy, Ba kích, Tri mẫu, Hoàng bá).

Phương Pháp Điều Trị Ngoại Khoa

Là phương pháp dùng các loại thuốc khác nhau điều trị tại chỗ vùng da bị tổn thương, là phương pháp điều trị quan trọng đối với bệnh ngoài da và đối với nhiều loại bệnh hoặc giai đoạn bệnh ngoài da chỉ cần dùng thuốc điều trị tại chỗ tổn thương bệnh cũng khỏi được.
Các Loại Thuốc Dùng Điều Trị Bệnh Ngoài Da
+ Thuốc Nước (dung dịch): là cách dùng một hoặc nhiều vị thuốc sắc lấy nước dùng. Thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thu liễm, tiêu sưng, làm sạch vết thương, sát trùng, giảm ngứa. Dùng cho các chứng thấp chẩn cấp tính, viêm da sưng nóng, nhiều chất xuất tiết nước hoặc mủ. Thuốc thường dùng có các loại như Hoàng bá, Cúc hoa dại, Sinh địa du, Khổ sâm, Rau sam, Bồ công anh, Rau diếp cá, Lá trầu không, Lá vòi voi, Lá mỏ quạ... thường chọn 1 hoặc 2, 3 loại sắc thành dung dịch 10% hoặc đậm hơn.
Cách dùng: lấy 5 - 6 lớp gạc tẩm nước thuốc, vắt bớt nước vừa dù rồi đắp lên vùng bệnh, thường 1 - 2 giờ thay 1 lần, nếu xuất tiết, không nhiều có thể 4 - 5 giờ thay 1 lần.
+ Thuốc Bột: là cách dùng một hoặc nhiều vị thuốc tán bột mịn trộn đều. Thuốc có tác dụng bảo vệ da, hút chất xuất tiết làm khô, giám ngứa. Dùng trị chứng ngoài da cấp tính giai đoạn sơ kỳ chỉ có ban đỏ, sần đỏ và vùng da nhiều nếp nhăn, nhiều mồ hôi (vùng nách, bẹn, cổ gáy,...) Thuốc thường dùng có bột Thanh đại, bột Nhị diệu, bột Khô phàn...
Cách dùng: dùng tấm bông tẩm thuốc bôi hoặc bọc vào vải gạc đắp lên vùng đau. Ngày dùng một hoặc nhiều lần. Không dùng nơi có lông tóc.
+ Bột Hồ: là loại thuốc gồm có bột thuốc không tan trộn glycerin thêm nước. Thuốc có tác dụng tiêu viêm, bảo vệ da, giảm ngứa, làm khô. Dùng trị chứng viêm da cấp sơ kỳ chỉ có ban đỏ, sần chẩn, hoặc chỉ ngứa. Thuốc thường dùng có: thuốc tẩy Lô cam thạch, thuốc tẩy Tam hoàng, thuốc tẩy mụn trứng cá.
- Cách dùng: lúc dùng chú ý lắc đều, bôi ngày 3 - 5 lần, không dùng ở miệng, quanh mắt, không dùng ở vùng có lông tóc.
+ Thuốc Rượu : tức thuốc ngâm hoặc hòa tan trong rượu. Thuốc có tác dụng diệt nấm, giảm, làm tan chất sừng. Dùng trị chứng nấm chân tay, nấm móng, viêm da thần kinh.
Nhiều loại thuốc có thể ngâm trong rượu để dùng như rượu Tỏi, rượu Bách bộ, rượu Bạch chỉ, rượu Tế tân...
Cách dùng: trực tiếp bôi mỗi ngày 2 - 3 lần hoặc nhiều hơn. Không dùng cho chứng viêm da cấp hoặc nơi tiếp giáp da và niêm mạc.
+ Cao Mềm (Thuốc Mỡ): tức thuốc trộn với mỡ động vật hoặc dầu thực vật hoặc vaselin. Thuốc có tác dụng bảo vệ ' nhuận da, sát trùng, giảm ngứa, làm mềm các vảy da. Dùng cho chứng viêm da mạn tính có kết vảy, nứt nẻ, loét, chàm hóa,... Thuốc thường dùng có: cao Thanh mai cao Hoàng liên, cao Lưu hoàng, cao Hùng hoàng.
- Cách dùng: trực tiếp bôi ngày 2 - 3 lần hoặc bôi lên vải gạc đắp vào. Không nên dùng đối với chứng viêm da cấp nhiều chất xuất tiết.
+ Thuốc Dầu: tức thuốc trộn với dầu thực vật thành dạng hồ. Thuốc có tác dụng hòa hoãn, không kích thích da, có tác dụng bảo vệ da, thu liễm, làm sạch, giải độc, giảm ngứa. Dùng cho các bệnh ngoài da diễn tiến bán cấp, loét, có vảy... Thuốc thường dùng có dầu Mù u, dầu Thanh đại, dầu Hoàng liên, dầu trứng cá,...
Cách dùng: trực tiếp bôi ngày 2 - 3 lần.
+ Thuốc Ngâm Dấm: tức loại thuốc ngâm vào dấm để dùng. Có tác dụng giải độc, sát trùng, giảm ngứa, dùng cho các chứng nấm. Thuốc thường dùng có: thuốc ngâm dấm trị tổ đỉa.
+ Thuốc Xông Khói: là phương pháp đốt thuốc lấy hơi khói để trị bệnh. Thuốc có tác dụng làm mềm da bị tổn thương, sát trùng, giảm đau, ôn kinh, hoạt huyết, dùng trị các chứng viêm da thần kinh, chứng ngứa, chàm mạn tính, chứng nấm tay chân. Thường chế các loại thuốc xông trị nấm.
Cách dùng: dùng bột thuốc cuốn thành điếu hơ vùng bệnh, hoặc đặt thuốc lên lò đất cháy xông vùng bị bệnh, độ nóng vừa với cảm giác của bệnh nhân, mỗi lần 15 ~ 30 phút, ngày xông 2 lần. Thí dụ: Nước sắc như nước Kinh giới, Cà gai... để trị ngứa. Khói xông Thương truật để trị chàm...
Nguyên Tắc Sử Dụng Thuốc Dùng Ngoài
Lúc dùng thuốc cần chú ý:
Tùy tình hình bệnh mà chọn loại thuốc thích hợp. Trường hợp viêm da giai đoạn cấp tính chỉ có ban đỏ và sần chẩn, mụn không có nước thì dùng loại thuốc hồ, thuốc bột; Nếu có nhiều chất xuất tiết, sưng đỏ nhiều nên dùng thuốc nước đắp. Trường hợp viêm da giai đoạn bán cấp ít xuất tiết và loét nhẹ sưng đau giảm, có kết vảy, dùng loại dầu là tốt. Viêm da mạn tính, lớp da sưng hóa dày lên, bôi thuốc cao là thích hợp.
Tùy tình hình bệnh mà chọn thuốc thích hợp: lúc đang nhiễm khuẩn nên chọn thuốc thanh nhiệt giải độc để chống nhiễm khuẩn, nếu ngứa nhiều, chọn dùng thuốc thanh lương, trừ phong hoặc nhuận da, giảm ngứa, nếu là do nấm phải dùng thuốc sát trùng giải độc.
Bắt đầu dùng thuốc nên chọn loại ôn hòa, nhất là đối với trẻ nhỏ và phụ nữ mắc bệnh, không nên dùng loại thuốc có kích thích mạnh, nồng độ cao, nhất là dùng thuốc hết sức thận trọng đối với vùng mặt, vùng âm hộ.
Nên bắt đầu dùng thuốc từ nồng độ thấp và tùy tình hình bệnh mà tăng dần, nếu phát hiện có phả.






II.ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG DƯỢC LIỆU TỰ NHIÊN VÀO ĐIỀU TRỊ NÁM MÁ SẠM DA VÀ TÀN NHANG


Cà rốt tươi giã nát, ép lấy nước cốt. Buổi tối trước khi đi ngủ, rửa sạch vùng da có tàn nhang, lấy nước ép cà rốt bôi đều lên; chờ cho khô rồi dùng khăn tay tẩm dầu thực vật xát nhẹ lên. Sáng dậy rửa sạch mặt bằng nước ấm.
Tàn nhang là một khuyết tật nhỏ ngoài da, liên quan chủ yếu tới sự tăng sinh sắc tố ở lớp đáy và lớp trung bì. Nó thường gặp ở những người có làn da trắng, mỏng, mịn; có tính di truyền. Tuổi càng cao, các nốt tàn nhang càng sẫm màu hơn. Tàn nhang chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ chứ không gây hại sức khỏe.
Nốt tàn nhang thường nổi rõ khi cơ thể gầy yếu và mờ đi khi cơ thể khỏe mạnh. Do đó, để tàn nhang đỡ ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ, vấn đề chủ yếu là phải tăng cường sức khỏe toàn thân. Vì khi cơ thể khỏe mạnh, da hồng hào căng mịn, các nốt tàn nhang sẽ không hiện rõ.
Tàn nhang rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời: Những nốt tàn nhang thường xuất hiện nhiều hơn, sẫm màu hơn - hiện rõ trên mặt da trong những ngày hè nắng gắt. Ngược lại, vào mùa đông ít nắng, tàn nhang thường giảm bớt và có thể lặn đi hoàn toàn. Do đó, để hạn chế tàn nhang, khi ra nắng cần đội mũ rộng vành và mặc áo dài tay, tránh nắng gắt.
Các phương pháp điều trị tàn nhang bằng hóa chất như bôi dung dịch acid trichloracetic, tretinoin… chỉ có thể làm nhạt bớt màu, chứ không thể ngăn chặn sự xuất hiện các nốt tàn nhang mới. Phương pháp đốt điện, dùng tia laser hoặc đốt lạnh bằng ni-tơ lỏng có thể xóa các nốt tàn nhang, nhưng nếu làm không cẩn thận sẽ rất dễ để lại trên da những vết sẹo thâm hoặc sẹo giảm sắc tố, làm giảm thẩm mỹ. Vì vậy, việc sử dụng dược thảo thiên nhiên để chữa trị tàn nhang hiện vẫn là phương pháp được ưa chuộng nhất.
Theo Đông y, nguyên nhân dẫn tới tàn nhang chủ yếu là nhân tố di truyền cộng với tác động của phong tà bên ngoài, khiến hỏa khí bị uất kết, đọng lại trong các đường mạch nhỏ (tiểu mạch lạc) ở bì phu (da thịt) mà thành các nốt tàn nhang. Để chữa trị, Đông y thường dùng những bài thuốc sau:
Thuốc uống
Chữa tàn nhang ở người trẻ tuổi
Người trẻ tuổi có nhiều tàn nhang chủ yếu do bị phong tà xâm nhập, khiến hỏa uất, kết đọng lại ở các lạc mạch nhỏ trên bì phu. Các nốt tàn nhang có màu thẫm hơn về mùa hạ và nhạt bớt về mùa đông. Để chữa trị, chủ yếu dùng các bài thuốc có tác dụng tán hỏa và giải độc dưới đây:
Khương hoạt, phòng phong, xuyên khung, hồng hoa mỗi thứ 6 g, sinh địa 12 g, đương quy 8 g, sơn dược (củ mài) 12 g, chi tử (dành dành) 8 g, đông qua nhân (hạt bí đao) 30 g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
Lục đậu y (vỏ đậu xanh), sơn dược, đông qua nhân mỗi thứ 30 g; khương hoạt, phòng phong, bạch phụ tử, xuyên khung, lăng tiêu hoa mỗi thứ 6 g, sinh địa 12 g, hoàng cầm 12 g, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
Chữa tàn nhang ở người cao tuổi
Người cao tuổi nhiều tàn nhang chủ yếu do thận thủy bị hư tổn. Nốt tàn nhang thường thẫm màu hơn, da khô nháp không tươi, kèm theo các triệu chứng âm hư như hâm hấp sốt về chiều, cảm giác nóng ở lòng bàn chân và bàn tay, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, lưng đau gối yếu, đầu choáng mắt hoa, miệng khô khát, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi ít, mạch trầm tế (chìm, nhỏ). Để chữa trị, chủ yếu dùng các bài thuốc có tác dụng tư âm, hạ hỏa dưới đây:
Thục địa 15 g, sinh địa 15 g, ngô thù du, đan bì (sao), phục linh, ba kích thiên, cam thảo mỗi thứ 10 g; sơn dược 30 g, thăng ma, bạch phụ tử, tế tân mỗi thứ 3 g, sắc nước uống mỗi ngày một thang.
Thiên môn đông 1.000 g, thục địa hoàng 500 g. Hai thứ đem sấy khô, tán thành bột mịn, trộn với mật ong làm thành viên. Hằng ngày uống 2 lần với rượu loãng hoặc nước ấm vào lúc đói, mỗi lần 15-20 g. Đây là một cổ phương, có tên là “Đông địa mỹ dung cao”. Theo sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân, nếu sử dụng lâu ngày thứ cao này, các nốt đen trên da sẽ dần biến mất, da mặt tươi như hoa đào. Tuy nhiên, người tiêu hóa kém, đại tiện lỏng thì không nên dùng.
Thuốc bôi ngoài
Kem cà bát - nước chanh: Cà bát trắng 100 g, chanh 10 quả. Cà bát trắng rửa sạch, thái nhỏ, giã nhuyễn; chanh vắt lấy nước trộn đều với bột cà, tất cả cho vào lọ đậy kín, sau 2 ngày có thể dùng được. Tối trước khi đi ngủ lấy bông thấm dung dịch “kem” bôi vào nơi da bị tàn nhang, bôi liên tục trong nhiều ngày sẽ thấy kiến hiệu. Lưu ý: Trong những ngày bôi thuốc, khi đi nắng cần che kín mặt.
Kem lá mướp - lá sen - mật ong: Lá mướp đắng, lá mướp hương, lá sen lượng bằng nhau, phơi hoặc sấy khô, tán thành bột mịn, thêm lượng mật ong thích hợp vào quấy đều để chế thành một thứ cao lỏng, cho vào lọ nút kín dùng dần. Tối trước khi đi ngủ, dùng thứ “kem” này bôi lên chỗ da bị tàn nhang, bôi liên tục trong nhiều ngày sẽ có kiến hiệu.
Cao bí đao, mật ong: Bí đao 1 quả (khoảng 500 g), rượu trắng 1.500 ml, nước 1.000 ml, mật ong 500 g. Dùng dao tre (hoặc nứa) gọt bỏ vỏ xanh, cắt bí thành miếng nhỏ, cho vào nồi đất, đun cùng với rượu và nước cho đến khi bí chín nhừ. Bỏ bã, lọc lấy nước cốt, cô nhỏ lửa cho đến khi quánh lại thành cao lỏng, thêm mật ong vào khuấy đều, đun tiếp một lát nữa là được. Chờ cao nguội, cho vào lọ gốm, nút kín dùng dần. Tối trước khi đi ngủ lấy cao trộn với lòng trắng trứng gà tươi (theo tỷ lệ 1/1), bôi kín chỗ da bị tàn nhang, xoa nhẹ cho da nóng lên; sáng hôm sau rửa mặt bằng nước ấm, hoặc dùng nước vo gạo rửa mặt càng tốt.
Kem hạt mận, lòng trắng trứng gà: Nhân hạt mận sấy khô, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần. Tối trước khi đi ngủ lấy 8-10 g bột trộn đều với lòng trắng 1 quả trứng gà; rửa sạch mặt và vùng da bị tàn nhang rồi bôi kem lên. Sáng hôm sau, rửa bằng nước vo gạo đã lên men chua, lại bôi kem lên, xoa nhẹ cho đến lúc da hơi nóng. Làm liên tục vài hôm sẽ thấy các nốt tàn nhang nhạt màu dần. Lưu ý: sách xưa viết dùng thuốc này phải kiêng ra gió.
Bột hắc sửu: Hắc sửu (hạt bìm bìm đen) 100 g phơi hoặc sấy khô, tán thành bột mịn. Hàng ngày lấy lòng trắng 1 quả trứng gà tươi, trộn đều với 1 thìa cà phê bột hạt bìm bìm, bôi vào nơi bị tàn nhang liên tục trong nhiều ngày, các nốt tàn nhang sẽ nhạt đi và dần dần biến mất.
Kem phục linh - mật ong: Phục linh phơi hoặc sấy khô, nghiền thành bột thật mịn. Mỗi ngày tối trước khi đi ngủ lấy một ít bột phục linh trộn đều với mật ong bôi lên chỗ da có tàn nhang, xoa nhẹ cho da nóng lên, sáng dậy rửa sạch bằng nước ấm.
Bạch truật ngâm giấm: Bạch truật 200 g, giấm tốt 500 ml. Bạch truật thái thành lát mỏng, cho vào bình ngâm với giấm trong nửa tháng. Muốn nhanh, có thể tán bạch truật thành bột rồi ngâm trong giấm, hằng ngày lắc bình ngâm 1-2 lần, sau 7 ngày có thể dùng được. Tối trước khi đi ngủ dùng bông thấm dung dịch giấm bôi lên chỗ da bị tàn nhang vài ba lần (khô lại bôi tiếp). Bôi liên tục trong nhiều ngày, các nốt tàn nhang sẽ dần dần biến mất.
Ích mẫu thang (nước sắc cỏ ích mẫu): Lấy khoảng 100 g ích mẫu thảo, sắc lấy nước, lọc bỏ bã. Hằng ngày, dùng nước này rửa mặt vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng lâu ngày da mặt sẽ sáng đẹp, các vết tàn nhang và vết nám dần dần biến hết.

III.CÔNG TRÌNH PHƯƠNG PHÁP CHỮA VẨY NẾN BẰNG ĐÔNG Y



Vẩy nến

I. Đại cương
Vẩy nến là một bệnh da mạn tính do viêm và chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh rất thường gặp, chiếm 2-3% dân số thế giới. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị nhưng bệnh thường kháng trị hoặc dễ tái phát sau khi ngưng sử dụng thuôc. Các thuốc điều trị vẩy nến hệ thống trước đây như methotrexate, cyclosporin và retinoids có nhiều độc tính và tác dụng phụ nên người thầy thuốc cần phải theo dõi sát những bệnh nhân sử dụng các thuốc này. Nguyên nhân của vẩy nến hiện nay được chứng minh có liên quan đến đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và dấu ấn của cytokine. Vì vậy, các thuốc điều chỉnh miễn dịch chọn lọc với độc tính ít hơn được xem như một thế hệ trị liệu mới trong việc kiểm soát và chữa lành vẩy nến.


II. Nhắc lại các yếu tố liên quan đến vẩy nến
Yếu tố di truyền:
Có hai kiểu bệnh rõ ràng trong vẩy nến: kiểu khởi phát sớm và kiểu khởi phát muộn. Vẩy nến khởi phát sớm thường gặp ở độ tuổi 16-22. Loại này có diễn tiến bất ổn và khuynh hướng lan rộng toàn thân. Loại này có liên quan mạnh đến tính di truyền. Trái lại, vẩy nến khởi phát muộn thường gặp ở độ tuổi 57-60. Loại này thường nhẹ và khu trú. Loại này thường ít có liên quan mạnh với tính di truyền như loại khởi phát sớm.
Yếu tố ngoại sinh:
Nhiều yếu tố môi trường cũng góp phần trong sinh bệnh học của vẩy nến. Các yếu tố ngoại sinh như chấn thương, stress, bỏng nắng, phẫu thuật, thuốc và nhiễm trùng làm khởi phát bệnh ở những người có sẵn yếu tố di truyền tiềm tàng. Các yếu tố này còn làm bệnh nặng thêm hoặc tái phát nặng nề.
III. Sinh bệnh học miễn dịch của vẩy nến
Vẩy nến được xem như một tình trạng tăng sinh quá mức của các keratinocyte ở thượng bì dưới sự kích thích của các lymphocyte ở bì. Cơ chế chính xác và dây chuyền tương tác giữa các keratinocyte và các tế bào miễn dịch vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy các tế bào T hoạt hóa là những chất điều chỉnh miễn dịch chủ yếu trong sinh bệnh học của vẩy nến.
Thoạt đầu, các tế bào T hoạt hóa xâm nhập vào lớp bì ở vùng da tổn thương nhờ các phân tử kết dính tế bào và cytokine tiền viêm interleukin-8 (IL-8). Đa số tế bào T ở thượng bì là loại CD4+helper. Các tế bào T bị kích hoạt bởi các tế bào nhận diện kháng nguyên. Quá trình này sản xuất ra nhiều loại cytokine. Các tế bào T sản xuất IL-2 và interferon-y (INE-y) được gọi là tế bào Th1 và miễn dịch trung gian tế bào. Ngược lại, các tế bào T sản xuất IL-4, IL-5 và IL-10 được gọi là các thế bào Th2 và góp phần trong miễn dịch cơ thể. Các cytokime Th1 là những chất tiền viêm, còn các cytokine Th2 là những chất chống viêm. Trong vẩy nến, loại Th1 chiếm ưu thế còn Th2 ít hơn.
IV. Mục tiêu điều trị hiện nay
Mục tiêu điều trị hiện nay
Mục tiêu điều trị bệnh vẩy nến hiện nay chủ yếu dựa vào những điểm chính sau:
-         Ngăn cản sự xâm nhập của các tế bào T hoạt hóa từ tế bào nội mô vào thượng bì và bì;
-         Ngăn cản quá trình sản xuất cytokine Th1;
-         Trực tiếp kháng lại các đáp ứng của cytokine Th1;
Vẩy nến hiện nay vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ làm giảm, sạch thương tổn và kéo dài thời gian tái phát. Có nhiều phương pháp điều trị và dựa vào tuổi, phái, dạng lâm sàng, vị trí sang thương cũng như sự lan tỏa của bệnh.
Điều trị tại chỗ thường được sử dụng trong vẩy nến mức độ nhẹ và trung bình. Vẩy nến mức độ trung bình và nặng có thể phải sử dụng quang trị liệu hoặc thuốc hệ thống.
V. Điều trị tại chỗ
Có rất nhiều thuốc được sử dụng tại chỗ trong điều trị vẩy nến. Gần đây, một số loại thuốc mới như tazaroten và tacrolimus cũng có hiệu quả trong điều trị vẩy nến.
Bảng 1: Thuốc điều trị tại chỗ
 
ThuốcƯu điểmTác dụng phụ
CorticoisteroidDễ sử dụng, tác dụng nhanhTeo da, giãn mạch, ức chế thượng thận, dễ tái phát.
CalcipotrieneDung nạp tốtCó thể gây kích ứng da, tăng canxi máu.
AnthralinChỉ thoa 1 lần trong ngàyNhuộm màu da, kích ứng da
TarCó thể dùng phối hợp với quang trị liệuNhuộm màu da, chàm tiếp xúc, có mùi.
Acid salicylicRẻ tiền, dễ sử dụngHiệu quả thấp, thoa nhiều lần, kích ứng da.
TazaroteneCó thể thoa ở mặt và da nonCó thể sinh quái thai, kích ứng da

  VI. Quang trị liệu
Bảng 2: Quang trị liệu
 
 Ưu điểmTác dụng phụ
UVB (Goeckerman)Khỏi bệnh kéo dài, tỉ lệ sạch thương tổn cao.Tổn thương da do ánh sáng, phát ban ánh sáng đa dạng, tăng nguy cơ lão hóa và ung thư da.
PUVAKhỏi bệnh nhanhTổn thương da do ánh sáng, lão hóa da sớm, tăng nguy cơ

VII. Điều trị hệ thống cổ điển
Bảng 3: Thuốc điều trị hệ thống cổ điển
 
ThuốcƯu điểmTác dụng phụ
CiclosporinHiệu quả caoĐắt tiền, độc thận, tăng huyết áp, ức chế miễn dịch (tăng nguy cơ nhiễm trùng và ác tính nếu điều trị PUVA trước đó)
MethotrexateHiệu quảGây quái thai, độc gan, xơ hóa phổi, ức chế tủy xương.
AcitretinHiệu quả tương đốiGây quái thai, độc gan, bất thường lipid máu, rụng tóc.
Fumaric acid esterHiệu quả Giảm tế bào lympho, tăng bạch cầu ái toan thoáng qua, tăng men gan, rối loạn tiêu hóa, chứng đỏ bừng
HydroxyureaHiệu quả tương đốiGây quái thai, ức chế tủy xương, rối loạn tiêu hóa, tăng sắc tố da, rối loạn chức năng thận, loét chân và miệng.
DapsonRẻ tiền, hiệu quả tương đốiDị ứng, thiếu máu tán huyết, methemoglobin huyết.
VIII. Một số tuốc mới trong điều trị vẩy nến
Bảng 4: Các thuốc sinh học mới
 
Cơ chế tác độngThuốc
Tế bào T hoặc tế bào trình diện kháng nguyênAlefacept
Efalizumab (anti-CD11a)
OKTcdrα (anti-CD4)
CTLA4-Ig
Denileukin diftitox
(DAB389-IL2)
CytokineInfliximab (anti TNF-α)
Etanercept (anti TNF-α)
Adalimumab (anti TNF-α)
IL-10
Onercept (anti TNF-α)
Anti-IL-12
IL-4
IL-11
Alefaceft:
Alefaceft là một protein tái kết hợp, bao gồm đoạn tận cùng IFA-3 (kháng nguyên liên quan chức năng bạch cầu) và đoạn Fc của IgGI của người. Thuốc này được Cơ Quan Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận trong điều trị vẩy nến mảng trung bình và nặng vào tháng 1/2003.
Alefaceft ngăn chặn sự tương tác giữa LFA-3 (kháng nguyên liên quan chức năng bạch cầu) nằm trên tế bào nhận diện kháng nguyên và CD2 nằm trên tế bào T bằng cách ức chế cạnh tranh. Điều này giúp ngăn cản sự dẫn truyền các tín hiệu đồng kích thích giữa tế bào nhận diện kháng nguyên và tế bào T.Alefaceft còn có tác dụng ức chế miễn dịch. Alefaceft ức chế sự tăng sinh hoạt hóa của tế bào T nhớ bằng cách ức chế sự tương tác giữa LFA-3 và CD2, đồng thời gây sụt giảm lượng tế bào T qua mối liên kết giữa tế bào T và tế bào killer tự nhiên.
Alefaceft có hiệu quả trong điều trị vẩy nến trung bình đến nặng (> 10% diện tích bề mặt cơ thể). Liều trung bình là 15 mg/tuần (tiêm bắp) trong 12 tuần. Có thể điều trị đợt 2 nhưng thời gian giữa 2 đợt tối thiểu là 12 tuần.
Bệnh nhân cần được đếm lượng CD4 trước khi điều trị và mỗi tuần trong lúc điều trị. Nếu CD4 < 250 tế bào/mL, thuốc phải được ngưng cho đến khi CD4>250 tế bào/mL. Nếu CD4 < 250 tế bào/mL liên tục trong 4 tuần, alefaceft phải được ngưng lâu dài.
Không có tác dụng phụ nghiêm trọng cũng như nhiễm trùng cơ hội hay nhiễm độc cơ quan được báo cáo trong các nghiên cứu.
Efalizumab
Efalizumab là một kháng thể đơn clon IgG1 được nhân hóa trực tiếp chống lại bán đơn vị CD11a trong LFA-1. Efalizumab được điều chế từ tế bào buồng trứng chuột đồng Trung Quốc và được nhân hóa nhằm làm giảm tính sinh miễn dịch. Thuốc này được FDA công nhận trong điều trị vẩy nến vào tháng 10/2003.
LFA-1 nằm trên tế bào T và có chức năng như một phân tử kết dính. LFA-1 gồm có hai bán đơn vị: CD18 và CD11a, LFA-1 đóng vai trò quan trọng trong việc bắt giữ tế bào T và keratinocyte và tế bào nội mô.
Efalizumab ngăn chặn sự kết hợp giữa LFA-1 với ICAM-1 (phân tử kết dính gian bào) do tác động trực tiếp lên LFA-1 từ đó ngăn cản dòng thác dẫn truyền tín hiệu đến LFA-1 và mất đi chức năng bạch cầu.
Efalizumab được tiêm dưới da, 1 lần/tuần. Liều khởi đầu là 0,7 mg/kg và sau đó liều liên tục mỗi tuần là 1 mg/kg.
Thời gian bắt đầu có tác dụng và cải thiện lâm sàng đối với Efalizumab thường sớm khoảng 14 ngày. Nhiều nghiên cứu cho thấy điều trị Efalizumab liên tục rất có lợi trong việc duy trì và cải thiện đáp ứng của bệnh. Tình trạng tái phát thường xuất hiện khoảng 2 tháng sau khi ngưng điều trị và có khoảng 5% bệnh nhân có hiện tượng “rebound”.
Thuốc thường được dung nạp tốt, tác dụng phụ thường gặp nhất là hội chứng giống cúm, nhức đầu, lạnh run, sốt, buồn nôn.
Etanerceft
Etanerceft là một phân tử tái kết hợp bao gồm thụ thể TNF-ap75 của người (yếu tố hoại tử khối u) và đoạn Fc của IgG1 của người. Etanerceft là một protein hợp chất nhị trùng được điều chế từ tế bào buồng trứng chuột đồng Trung Quốc và được công nhận trong điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến và viêm cứng cột sống.
Etanerceft hoạt động như một chất ức chế TNF-α bằng cách kết hợp và bất hoại TNF-1, qua đó ngăn cản sự tương tác với các thụ thể bề mặt tế bào.
Liều Etanerceft đối với người lớn là 50 mg/kg/tuần. Đối với bệnh nhi bị viêm khớp dạng thấp vị thành niên (4-17 tuổi), liều Etanerceft là 8,8 mg/kg/tuần (tối đa 50 mg/kg/tuần). Thuốc được sử dụng qua tiêm dưới da nên bệnh nhân có thể tự tiêm. Liều dùng có thể 1 lần/tuần hoặc 2 lần/tuần. Vị trí thường nhất trong tiêm dưới da gồm bụng, đùi và cánh tay. Để giảm thiểu phản ứng ở vị trí tiêm thuốc, bệnh nhân nên tiêm mỗi vị trí cách nhau 1 inch và cách bên.
Tác dụng phụ thường gặp nhất gồm phản ứng nơi tiêm tạm thời và nhẹ, nhiễm trùng hô hấp trên, nhức đầu và viêm mũi.
Các thuốc kháng TNF-a có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh và làm nặng thêm hoặc gây khởi phát suy tim sung huyết. Vì vậy, khi các dấu hiệu và triệu chứng mới của thần kinh cũng như suy tim sung huyết xuất hiện, bệnh nhân phải ngưng ngay các thuốc kháng TNF-a.
Infliximab
Infliximab là một kháng thể đơn nhân chuột-người gắn kết và ức chế hoạt động của TNF-a. Thuốc này được công nhận trong điều trị viêm khớp dạng thấp và bệnh Crohn. Giống như các thuốc kháng TNF-a khác. Infliximab cũng có hiệu quả trong điều trị vẩy nến và viêm khớp vẩy nến. Liều thường sử dụng từ 5-10 mg/kg/tuần (tiêm tĩnh mạch). Các tác dụng phụ không mong muốn gồm nhiễm trùng, nhức đầu, chóng mặt, đỏ bừng, ảnh hưởng tiêu hóa, chức năng gan bất thường và mệt. Infliximab gây ly giải tế bào qua trung gian bổ thể nên xét nghiệm IDR cần được thực hiện ở tất cả bệnh nhân điều trị bằng thuốc này.
Adalimunab
Adalimunab là một kháng thể đơn clon IgG1 người trực tiếp kháng lại TNF-1 ngăn chặn sự tương tác của các thụ thể bề mặt tế bào P55 và P75. Adalimunab còn gây ly giải tế bào với sự hiện diện của bổ thể. Thuốc này được FDA công nhận trong điều trị viêm khớp dạng thấp vào tháng 12/2002.
Liều của Adalimunab trong điều trị viêm khớp dạng thấp ở người lớn là 40 mg, tiêm dưới da, cách tuần. Giống như infliximab, những bệnh nhân điều trị với adalimunab nên được xét nghiệm IDR. Adalimunab có thể sử dụng một mình hoặc kết hợp với methotrexate trong điều trị viêm khớp dạng thấp. Hiện nay, hiệu quả của thuốc này trong điều trị vẩy nến và viêm khớp vẩy nến còn đang được nghiên cứu.
Pimecrolimus (SDZ-AZM-981)
Pimecrolimus là một dẫn xuất ascomycin của macrolactam đang được nghiên cứu trong điều trị các bệnh da do viêm.
Các dẫn xuất ascomycin đại diện cho một nhóm macrolactam kháng viêm mới. Pimecrolimus phá vỡ dòng dẫn truyền tính hiệu của nội bào của thụ thể tế bào T bằng cách ức chế sự hoạt hóa và sự tăng sinh tế bào T.
Pimecrolimus với dạng kem 1% có hiệu quả và dung nạp tốt trong điều trị chàm thể tạng ở trẻ con và người lớn. Dạng thuốc bôi và uống của pimecrolimus đang được nghiên cứu nhiều trong điều trị vẩy nến và bước đầu có hiệu quả tốt.
Rosiglitazone 
Rosiglitazone maleate là một thiazolidinedione uống được Hoa Kỳ công nhận trong điều trị đái tháo đường loại 2 và hiện đang được nghiên cứu trong điều trị vẩy nến. Thuốc này là một đồng vận mạnh và chọn lọc của PPAR-g (thụ thể hoạt hóa yếu tố tăng sinh peroxisome). Chất này có tác dụng ức chế sản xuất cytokine và thúc đẩy sự biệt hóa tế bào.
Tazarotene
Tazarotene là một retinoid, gần đây được công nhận trong điều trị vẩy nến mảng với dạng uống. Tazarotene chuyển hóa thành chất hoạt động, acid tazarotenic và có thời gian bán hủy từ 7 – 12 giờ. Vì vậy, tazarotene có thể là thuốc thay thế an toàn trong điều trị vẩy nến bằng retinoid hệ thống đối với những phụ nữ ở tuổi sinh đẻ.

IX.  ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐÔNG Y

Huyết nhiệt: Da có dát sần mới đỏ tươi có vẩy, mùa hè những cơn ngứa thường tăng kèm táo bón tiểu đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác.
Phép trị: Lương huyết thanh nhiệt
Bài thuốc dùng: tê giác địa hoàng thang, gia giảm tùy từng trường hợp.
Thấp nhiệt: Da bệnh sắc đỏ, có loét, bàn chân có mụn mủ, chán ăn, mệt mỏi, chân nặng nề hoặc khí hư sắc vàng lượng nhiều (nữ), rêu vàng nhầy, mạch nhu.
Phép trị: Thanh nhiệt lợi thấp, hoa dinh thông lạc.
Bài thuốc dùng: Tỳ giải thấm thấp thang, gia giảm tùy từng bệnh.
Huyết hư phong táo: Bệnh ổn định, da khô tróc vẩy, khớp da có nếp nhăn, kèm váng đầu, hoa mắt, sắc mặt tái nhợt, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, mạch hư tế.
Phép trị: Dưỡng huyết khư phong nhuận táo
Bài thuốc dùng: Tứ vật thang kết hợp tiêu phong tán, gia giảm tùy bệnh.
Hỏa độc thịnh: Toàn thân mụn đỏ rải rác, hoặc đỏ thâm nặng sưng phù, cảm giác nóng rát, sốt cao, miệng khát, mụn mủ rải rác, chất lưỡi đỏ thẫm, rêu vàng, mạch huyền sác.
Phép trị: Lương huyết thanh nhiệt giải độc
Bài thuốc dùng: Thanh dinh thang, gia giảm tùy bệnh.
Bên cạnh việc dùng các bài thuốc, bệnh nhân còn được hướng dẫn bôi thuốc ngoài da và nấu lá tắm.
Lưu ý: Vẩy nến là bệnh mãn tính, khó điều trị. Hiệu quả tối đa của điều trị là giảm đến 80% tình trạng bệnh mà không tái phát. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến bệnh viện hay các viện y học cổ truyền có uy tín để được khám, bác sỹ điều trị có kê toa rõ ràng.
Phòng bệnh
- Bệnh có liên quan đến stress, vì vậy, nên giữ cho tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng có thể xảy ra.
- Tránh dùng các loại thuốc có tính kích thích mạnh trong thời gian bệnh phát triển
- Tránh uống rượu, nước ngọt, trà đậm, cà phê, thuốc lá, không ăn các chất cay, nóng, mỡ lợn, hạn chế các món rán, xào.

Vẩy nến là một bệnh do phản ứng miễn dịch gây viêm. Các thuốc ức chế miễn dịch hiện nay có hiệu quả trong việc kiểm soát vẩy nến đến một mức độ nhất định nhưng cũng còn nhiều bất lợi như độc tính cao và dễ tái phát khi ngưng điều trị. Thế hệ điều trị mới tập trung chủ yếu vào các mục tiêu chuyên biệt trong phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Chúng ta có thể hy vọng trị liệu như thế sẽ giúp bệnh nhân dung nạp tốt hơn và không còn những tác dụng phụ nghiêm trọng như độc gan, độc thận và ức chế tủy.


1 nhận xét:

  1. Phương Thảo
    Thật kính phục nghề chữa bệnh cứu người,mình cứ nghĩ đơn giản nhưng đọc bài viết mới thấy cầu kì và phức tạp
    chúc các bác sĩ luôn khỏe để có nhiều công trình hơn nữa.
    trân trọng

    Trả lờiXóa